Những vấn đề lý luận về di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam: Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề lý luận về di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam: Phần 2 Di sản thừa kế theo pháp luật dán sự Việt Nam.. Phần III THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Nếu việc xác định di sản thừa kế là khâu đầu tiên cần thiết và quan trọng, là việc làm có ý nghĩa quyết định cho các bước tiếp theo trong quan hệ pháp luật về thừa kế, thì thanh toán và phân chia di sản là khâu cuốỉ cùng, và cũng là kết quả của quá trình thực hiện các nội dung đó. Bản thân nó cũng đòi hỏi, những yêu cầu riêng biệt, đồng thời nó cũng có tính quyết định thể hiện kết quả đạt ở mức nào trong việc thực hiện các nội dung của quan hệ thừa kế trên thực tế. Trước khi thực hiện việc phân chia di sản thừa kế là một loạt các công việc phải làm của những người thừa kế. • • • • A I. THANH TOÁN DI SẢN THỪA KẾ Khi trong gia đình có người nằm xuống thì việc đầu tiên của những ngưòi thân, họ mạc là việc lo mai táng “mồ yên, mả đẹp ” cho ngưòi đã mất, tiếp đến là những công việc khác liên quan đến di sản thừa kế mà ngưòi chết để lại. Những ngưòi thừa kế cần có sự bàn bạc,thoả thuận trong việc quản lý di sản, ngưòi phân chia di sản, cách thức phân 252 Phần III. Thanh toán và phán chia di sấn thừa kế chia di sản... Bởi vậy, họ thưòng họp mặt nhũng ngưòi thừa kế để thông nhất các vấn đề cần thiết nêu trên. 1. Họp mặt những người thừa kế Họp mặt những người thừa kế hay không là phụ thuộc vào ý chí của ngưòi thừa kế, điều đó có nghĩa là pháp luật không buộc phải thực hiện việc họp mặt này. Tuy nhiên, nếu những người thừa kế xét thấy cần phải họp mặt để dễ dàng đi đến thống nhất về việc cử người quản lý di sản, ngưòi phân chia di sản; nghĩa vụ của từng người thừa kế nếu người để lại di sản không định đoạt trong di chúc và cơ bản nhất là thống nhất cách phân chia di sản(1>. Để cho những thoả thuận đó là bằng chứng pháp lý trong việc xem xét và giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra, thì mọi thoả thuận trong buổi họp mặt những ngưòi thừa kế phải được lập thành văn bản, trong văn bản này phải có đầy đủ chữ ký của những người thừa kế. Đối với những người không có, hạn chế hoặc chưa có năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luạt của họ thay mặt họ ký vào văn bản họp mặt những người thừa kế. Nếu trong một gia đình hoà thuận, thương yêu, gắn bó thì vấn đề chia thừa kế cho ai và họ được hưởng bao nhiêu, ai là người quản lý di sản dùng vào việc thò cúng... sẽ không mấy khó khăn. Trên thực tế việc quản lý di sản cũng (UĐiều 648 Bộ luật Dân sự năm 2005. 253 Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự ViệtNam... như phân chia di sản thưòng được những người tlừa kê thoả thuận phân chia một cách hoà thuận và nhường nhịn lẫn nhau. Bỏi vậy những tranh chấp về thừa kế sẽ không xảy ra đôi với những gia đình này. Việc họp mặt những ngưòi thừa kế mà không đem đến những kết quả của việc bàn bạc của những người tlừa kế thì nguy cơ dẫn đến những tranh chấp về di sản thừa kế, về những người được hưởng di sản thừa kế rất dễ xẻy ra. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cuộc họp mặt ihững người thừa kế cần bàn bạc, thoả thuận những vấn đề gì. Nếu người để lại di sản không chỉ định ngưòi quản lý, người phân chia di sản, ngưòi công bố di chúc... thì Tấn đề quản lý di sản, người phân chia di sản phải được đưs ra để bàn bạc, thống nhất đối với những vấn đề này để có ngưòi quản lý di sản trong thòi gian di sản chưa được phân chia nhằm tránh được mất mát, hư hỏng, tẩu tán, giấu diếm di sản thừa kế... những ngưồi thừa kế có thể thống nhất cách phân chia di sản nếu họ quyết định phân chia di sản trong thời gian này. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản và người phân chia di sản có thể do những người thừa kế cùng nhau thoả thuận như: về thòi gian quản lý, thù lao được hưởng, bảo quản di sản, bồi thưòng thiệt hại... Nếu không thoả thuận thì quyền và nghĩa vụ của những ngưòi này được xác định và thực hiện theo quy định tại Điều 638 và Điều 639 BLDS năm 2005. ^ 254 Phần III. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế 2. Người phân chia di sản Là người trong thực tế đứng ra tổ chức, thực hiện việc phân chia di sản cho những ngưòi thừa kế theo di chúc hoặc theo sự thoả thuận của những người thừa kế. Một trong những quyền của người lập di chúc được Điều 648 BLDS năm 2005 quy định là chỉ định ngưòi giữ di chúc, ngưòi quản lý di sản và ngưòi phân chia di sản. Người phân chia di sản không bắt buộc phải nằm trong diện thừa kế mà có thể là một người bất kỳ nào đó theo ý chí của người lập di chúc hoặc do thoả thuận của những người thừa kế. Người phân chia di sản có thể đồng thòi là người quản lý di sản nhưng cũng có thể là hai ngưòi khác nhau, mỗi người thực hiện một công việc. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng ý chí của ngưòi để lại di sản đã thể hiện trong di chúc theo Điều 684 BLDS năm 2005. Nếu người lập di chúc không xác định cách phân chia di sản cho ai, bao nhiêu, tài sản nào, hoặc đôi với phần tài sản không được định đoạt trong di chúc, phần tài sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật, phần tài sản bị từ chôl... được áp dụng chia thừa kế theo pháp luật thì ngưòi phân chia di sản phải phân chia theo đúng thoả thuận của những thừa kế viên. Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với công việc quản lý và phân chia di sản nếu được ngưòi lập 255 Di sẩn thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam... di chúc cho phép. Mức thù lao được hưởng được xác định theo ý chí của ngưòi để lại di sản. Nếu trong di chúc không xác định việc hưởng thù lao và mức thù lao, nhưng nếu có sự thoả thuận của những thừa kế viên thì ngưòi phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thoả thuận đó. Hiện nay, luật dân sự của nước ta mới chỉ quy định ngưòi quản lý di sản là ngưòi phân chia di sản mà chưa quy định thòi điểm bắt đầu kiểm kê di sản cho đến khi kết thúc kiểm kê di sản thừa kế trong vòng bao nhiêu ngày. Chúng tôi cho rằng, việc quy định này có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá tình hình di sản thừa kế của người để lại di sản. Nếu để quá lâu thì khả năng thất lạc, mất mát, hư hỏn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam Phân chia di sản thừa kế Thanh toán di sản thừa kế Quy định của pháp luật về di sản thừa kế Tranh chấp về di sản thờ cúngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 982 4 0 -
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm): Phần 1 - TS. Cao Thị Oanh (Chủ biên)
129 trang 475 8 0 -
11 trang 436 0 0
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 391 6 0 -
Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
176 trang 371 2 0 -
7 trang 354 0 0
-
9 trang 338 0 0
-
Đặc điểm từ, ngữ trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018
9 trang 326 0 0 -
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 303 0 0 -
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội
12 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0