Danh mục

Những vấn đề về chính sách xã hội: Xã hội học và chính sách xã hội - Bùi Thế Cường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.86 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết 'Những vấn đề về chính sách xã hội: Xã hội học và chính sách xã hội' dưới đây, nội dung bài viết trình bày về những vấn đề về chính sách xã hội, xã hội học,... Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề về chính sách xã hội: Xã hội học và chính sách xã hội - Bùi Thế Cường Xã hội học, số 4 - 1986 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI XÃ HỘI HỌC VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI BÙI THẾ CƯỜNG Trong khoảng 15 - 20 năm trở lại đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về chính sách xã hội. Cần nói ngay rằng, cho đến nay chưa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm “chính sách xã hội”. Điều này dễ hiểu, vì rằng, một mặt, mỗi nước có một thực tiễn xã hội khác nhau, mặt khác, những bước nhận thức khoa học đầu tiên bao giờ cũng là giai đoạn phát triển khái niệm theo chiều rộng. Tuy nhiên, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, con người không hề chờ đợi có một định nghĩa đầy đủ của các nhà bác học rồi mới hành động. Ngược lại, con người nhận thức khái niệm thông qua thực tiễn. Ở đây cũng vậy, mỗi người dân bình thường đều hình dung được rất rõ ràng về một lĩnh vực hoàn toàn xác định mà ngôn ngữ chính thức gọi là “chính sách xã hội”. Có thể ghi nhận rằng, nội dung và hình thức của chính sách xã hội được nghiên cứu khá rộng rãi và phong phú, song cho tới nay, việc trình bày chúng chưa đạt tới một trật tự bên trong rõ ràng, nói cách khác, chưa có một cách nhìn lý thuyết chặt chẽ. Trong các nước xã hội chủ nghĩa, Ba Lan đã quan tâm rất sớm đến chính sách xã hội. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc đại chiến thế giới, bộ môn chính sách xã hội đã phát triển khá mạnh mẽ ở Ba Lan. Trong phần nhập đề cuốn chuyên khảo Chính sách xã hội, các tác giả Ba Lan xác định: “Chính sách xã hội - đó là hoạt động có mục đích của Nhà nước và các chủ thể khác trong lĩnh vực hình thành điều kiện sống của dân cư và hình thành các quan hệ giữa các cá nhân. Chúng ta hiểu khái niệm “điều kiện sống của dân cư” bao gồm cả điều kiện sinh hoạt lẫn điều kiện lao động; còn khái niệm “quan hệ giữa các cá nhân” là hệ thống các quan hệ giữa người và người ở nơi làm việc, cũng như nơi cư trú” ( 1 ). Cộng hòa dân chủ Đức cũng có một sự quan tâm lâu dài bà đặc biệt đối với chính sách xã hội. Một nhà xã hội học Cộng hòa Dân chủ Đức đã chứng minh rằng ngay từ thế kỷ XIX, Đảng Xã hội - dân chủ Đức đã có một chiến lược chính sách xã hội dựa trên những nghiên cứu tỉ mỉ của kinh tế học và xã hội học về điều kiện sống của giai cấp công nhân Đức ( 2 ). 1 Tập thể tác giả: Chính sách xã hội. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.7. 2 Xem Uwe Kooch: Tư tưởng xã hội học và chính sách xã hội của Đảng Xã hội-dân chủ Đức, trong: Soziologie und Soztalpolitik, số 3, 1982. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 42 BÙI THẾ CƯỜNG Tiếp tục truyền thống đó, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức coi trọng phát triển nghiên cứu chính sách xã hội và vận dụng nhất quán nguyên tắc thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Trong một bài viết có tính cách khái quát các tri thức đã đạt được về chính sách xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Đức những năm gần đây. G.Winkler xác định: “Dưới điều kiện xã hội chủ nghĩa, với tính cách là bộ phận hợp thành không thể tách rời trong chính sách của giai cấp công nhân lãnh đạo và bạn đồng minh của nó, chính sách xã hội Mác - Lênin là hoạt động tích cực của các giai cấp và tầng lớp, của các tổ chức và cơ quan thuộc những giai cấp và tầng lớp này nhằm thực hiện những lợi ích và mục tiêu xã hội của mình. Chính sách xã hội là tổng thể những biện pháp và phương pháp của Đảng của giai cấp công nhân, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các công đoàn và các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm hình thành các quan hệ xã hội” ( 3 ). Các nhà nghiên cứu chính sách xã hội ở Hungari thường có xu hướng hình dung cụ thể về khái niệm này. Chẳng hạn, một tác giả viết: “Chính sách xã hội là bộ phận hợp thành của chính sách Nhà nước được xác định bởi những chuẩn mực đặc thù và nhằm giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với mục đích của Nhà nước. Nguyên tắc duy nhất của các chuẩn mực đặc thù này là: mỗi công dân hoàn thành theo khả năng của mình nghĩa vụ đối với xã hội, phải được bảo đảm mọi thứ cần thiết cho cuộc sống, thậm chí ngay cả trong trường hợp do lỗi của mình mà người đó không thể làm việc được nữa” ( 4 ). Các nhà khoa học Xô-viết đặt vấn đề chính sách xã hội trên quan niệm có tính chất lý luận rộng lớn. V.Z. Rôgôvin, một tác giả quen thuộc trong lĩnh vực chính sách xã hội, quan niệm rằng chính sách xã hội là một hướng chủ yếu trong hoạt động lập kế hoạch và quản lý của Đảng và Nhà nước nhằm vào một lĩnh vực rộng lớn và tương đối độc lập của đời sống xã hội, đó là các quan hệ xã hội. Mặt k ...

Tài liệu được xem nhiều: