NICOLAI OXTROVSKI Và tác phẩm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NICOLAI OXTROVSKI Và tác phẩm NICOLAI OXTROVSKI Và tác phẩm THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐẤYNICOLAI OXTROVSKI Và tác phẩm THÉP ĐÃ TÔI THẾĐẤYNICOLAI OXTROVSKI (1904-1936)Nhà văn N. Oxtrorovski và tiểu thuyết “Thép tôi đã thếđấy” của ông là một hiện tượng đặc biệt trong đời sốngvăn học Nga Xô viết và văn học thế giới nói chung. Trongcác thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, nhất là ở hậuphương của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuốntiểu thuyết đã trở thành người bạn thân thiết, bạn đồng độivà kỷ niệm không thể phai mờ.I - VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI SÁNG TÁCN.Oxtrorovski sinh ngày 29.4.1904 tại một làng quêUkraina trong một gia đình lao động nghèo. Năm lên 11tuổi, Nicolai cùng gia đình chuyển lên thị trấn, anh băt đầulao động để kiếm sống. Tháng 7.1919, anh cùng 5 thanhniên đầu tiên của thị trấn được kết nạp vào Đoàn ThanhNiên Cộng Sản. Sau đó anh tình nguyện gia nhập hồngquân. Bị thương, ra viện, về nhà nghỉ với gia đình. Lênthành phố Kiev để học tập và công tác. Năm 1921, anhvào học lớp trung cấp kỹ thuật điện của ngành đường sắtvà làm thợ phụ sửa điện ở xưởng sửa chữa đường sắt.Mùa thu năm 1922, anh cùng một nhóm thanh niên Kievngừng học tập đến công trường Baiarơca để xây dựngmột nhánh đường sắt. Tại đây anh bị ngã bệnh thươnghàn, đưa về tuyến sau điều trị. Tháng 8.1924, anh đượckết nạp vào Đảng Bonsevich.Từ cuối năm 1924, anh phải đi chữa bệnh ở Khaccốp rồilại chuyển đi nhiều bệnh viện và trại điều dưỡng khác.Cuối năm 1926, anh lập gia đình và bệnh tật lại quật ngãanh. Trên giường bệnh anh vẫn cố gắng học tập và đọcsách. Anh xin học hàm thụ trường Đại học Xverlop.Đến tháng 11.1928, anh bị đau mắt nặng phải bỏ học, ítlâu sau bị mù hẳn.Đầu năm 1930, anh bắt đầu viết cuốn tự truyện “Thép đãtôi thế đấy” và cuối năm 1933 thì hoàn thành. Cuối năm1934, anh bắt tay vào viết “Ra đời trong bão táp”, viếtxong tập I, không viết xong tập II vì sức khỏe suy kiệt.N.Oxtrorovski mất ngày 22.12.1936 lúc 32 tuổi.II - TIỂU THUYẾT THÉP TÔI ĐÃ THẾ ĐẤYLà một cuốn truyện mang nhiều yếu tố tự thuật. Cuộc đờinhân vật Paven Corsaghin gần trùng khớp với cuộc đờitác giả. Một số nhân vật khác trong truyện cũng có nhiềunét giống với bạn bè, đồng chí của anh, trong đó có mộtsố ít được giữ nguyên tên họ.Nội dung tác phẩm phản ánh chân thực quá trình hìnhthành thế hệ thanh niên Xô Viết đầu tiên nhận lấy sứmệnh lịch sử chiến đấu bảo vệ chính quyền Xô Viết vàxây dựng xã hội mới sau cách mạng, cuộc nội chiến ởUkraina và toàn liên bang.Đó là sự hình thành nhân sinh quan cộng sản và lý tưởngxã hội chủ nghĩa của các nhân vật chính, qua sự tôi luyệnkhắc nghiệt trong máu lửa của cách mạng và trong cuộcsống cực kỳ gian khổ những ngày đầu thời kì Xô Viết.Thông qua tựa đề cuốn truyện, nhà văn nhấn mạnh ýnghĩa quan trọng của sự tôi luyện trong hoàn cảnh thựctiễn đấu tranh cách mạng. Và chỉ ra đặc trưng tinh thầncủa thế hệ đó là ý chí kiên cường và lòng dũng cảm.Hai chủ đề đó thể hiện tập trung và sinh động qua hìnhtượng nhân vật Paven Corsaghin.Từ một cậu bé nghèo khổ, thất học, sớm phải lao độngvất vả kiếm sống, Paven đến với cách mạng hồn nhiên,hăng hái. Qua cuộc chiến đấu ác liệt ngoài mặt trận vàkhắc nghiệt trên công trường, anh trở thành chiến sĩ cáchmạng, đảng viên Bonsevich và sau cùng thành một nhàvăn sáng tác trong hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo - cuộcđấu tranh gay go cuối cùng của anh.Trong một bản dịch cuốn truyện này sang tiếng Anh, dịchgiả đã đổi tựa đề thành “Trở Thành Anh Hùng”. Đúng làcuộc đời Paven và các đồng đội đã trải qua cuộc tôi luyệnquyết liệt để trở thành người anh hùng có ý chí sắt thép,gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vôsản.Ở Paven, trước hết là quá trình trưởng thành ý thức giaicấp, ý thức đồng đội và rũ bỏ những thói quen xấu là tínhtự do vô kỷ luật và hành động theo bản năng.Không có sự dìu dắt của những người cộng sản nhưGiukhơrai, Tocarep … và những đồng đội như Giacki,Pankratop … thì Paven không thể trở thành người anhhùng.Lời nói nổi tiếng sau đây của Paven được thể hiện trong ýnghĩ của nhân vật khi đứng trước mồ các liệt sĩ: “Cái quínhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống cómột lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì nhữngnăm tháng sống hoài phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng titiện và nhỏ nhen của mình để đến khi nhắm mắt xuôi tayta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dângcho sự nghiệp cao cả nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranhgiải phóng loài người”.Nhân vật Paven còn được mô tả sinh động trong cuộcsống riêng tư phong phú của anh.Mối tình đầu của Paven là một người con gái xinh đẹpTonhia, con gái viên chức kiểm lâm giàu có và anh đã đónnhận một cách chân thành, trong sáng. Nhưng rồi mối tìnhđó không diễn ra trên một hòn đảo mộng mơ mà ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 giáo án văn học cấp 3Gợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 21 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần78
5 trang 19 0 0