Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 115.41 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong các trường sư phạm, nhiệm vụ đào tạo giáo viên (GV) đang đứng trước thách thức cần phải đổi mới nhanh chóng để có thể đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục phổ thông. Từ năm 2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã chủ động đổi mới quá trình đào tạo, trong đó khâu đột phá chính là việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 163-173 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0081 NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Trọng Tấn Trường Trung học Phổ thông Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Tóm tắt. Trong các trường sư phạm, nhiệm vụ đào tạo giáo viên (GV) đang đứng trước thách thức cần phải đổi mới nhanh chóng để có thể đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục phổ thông. Từ năm 2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã chủ động đổi mới quá trình đào tạo, trong đó khâu đột phá chính là việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực. Mục tiêu đào tạo - mô hình người GV mới - được cụ thể hóa qua hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp, trong đó, khác với chương trình đào tạo truyền thống, năng lực ngôn ngữ không chỉ là phương pháp dạy học dùng lời mà được xác định là một trong những năng lực nền tảng của người GV. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Đối với ngành Sư phạm Hóa học, cấu trúc thành phần của năng lực ngôn ngữ, ngoài các kĩ năng ngôn ngữ chung cho tất cả các ngành (nghe, nói, đọc viết. . . ) còn có phần đặc trưng riêng khác với các ngành khác, đó là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, vì ngoài ngôn ngữ thông thường, trong khoa học còn có hệ thống kiến thức về ngôn ngữ hoá học (thuật ngữ, biểu tượng, danh pháp . . . ) rất đặc thù. Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở trường ĐHSP - ĐHTN được thực hiện thông qua học phần Thực hành sư phạm Hóa học 1, thuộc khối kiến thức nghề nghiệp của chương trình. Từ khóa: Năng lực ngôn ngữ, thuyết trình, thuật ngữ hoá học, sinh viên ngành sư phạm hoá học. 1. Mở đầu Trong giai đoạn sau năm 2015, những yêu cầu về kinh tế, xã hội của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục phổ thông, đó là phải hướng đến hình thành ở học sinh những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông [1]. Những năng lực cần hình thành ở học sinh cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo giáo viên một thách thức là người giáo viên (GV) tương lai khi ra trường cần được chuẩn bị những năng lực (NL) nào. Phát triển năng lực cho sinh viên (SV) sư phạm là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các chương trình đào tạo giáo viên, cụ thể: Xác định rằng môi trường giáo dục nước ta là đa dân Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016. Liên hệ: Nguyễn Trọng Tấn, e-mail: nguyentrongtan522122@gmail.com 163 Nguyễn Trọng Tấn tộc, đa văn hoá nên cấu trúc NL của GV cần có những đặc thù riêng [2], qua việc khảo cứu và tổng hợp các chương trình đào tạo của một số nước trên thế giới đưa ra các giải pháp chung trong phát triển chương trình cho việc đào tạo GV theo hướng phát triển NL [3], đề xuất những giải pháp nhằm phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên [4]. Trong bối cảnh mới, theo hướng thay đổi tư duy về sứ mạng và tên gọi của môn học, chức năng của môn Hoá học phải được hiểu là có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục khoa học, giáo dục môi trường, giáo dục về ý thức, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục đạo đức khoa học. Từ đó là nhiệm vụ trang bị năng lực “chuyên gia giáo dục” sẽ cần đặt lên trên so với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức của giáo viên. Cấu trúc năng lực của người giáo viên đa dạng hơn, đòi hỏi việc đào tạo sinh viên trường sư phạm cần theo định hướng phát triển năng lực, được đánh giá theo chuẩn năng lực mới, coi trọng các kĩ năng cụ thể, trong đó kĩ năng viết và nói (những biểu hiện cơ bản của năng lực sử dụng tiếng Việt) phải được coi là 2 kĩ năng cơ bản [5]. Đối với việc đào tạo GV hoá học, đã có một số nghiên cứu về những giải pháp cụ thể trong rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV như: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV [6], hình thành một số NL cho học sinh (HS) thông qua vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại . . . tuy nhiên việc rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt - thông qua kĩ năng viết và kĩ năng nói chưa được nghiên cứu. Đối với SV ngành Sư phạm hoá học, quá trình hình thành và rèn luyện các kĩ năng viết, nói cũng đồng thời là quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học. Các kĩ năng này cần được xây dựng thành nội dung quan trọng của chương trình đào tạo GV, là một học phần thực hành sư phạm. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung năng lực sử dụng ngôn ngữ cần rèn luyện cho SV ngành sư phạm hóa học Năng lực sử dụng ngôn ngữ đối với SV ngà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 163-173 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0081 NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Trọng Tấn Trường Trung học Phổ thông Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Tóm tắt. Trong các trường sư phạm, nhiệm vụ đào tạo giáo viên (GV) đang đứng trước thách thức cần phải đổi mới nhanh chóng để có thể đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục phổ thông. Từ năm 2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã chủ động đổi mới quá trình đào tạo, trong đó khâu đột phá chính là việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực. Mục tiêu đào tạo - mô hình người GV mới - được cụ thể hóa qua hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp, trong đó, khác với chương trình đào tạo truyền thống, năng lực ngôn ngữ không chỉ là phương pháp dạy học dùng lời mà được xác định là một trong những năng lực nền tảng của người GV. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Đối với ngành Sư phạm Hóa học, cấu trúc thành phần của năng lực ngôn ngữ, ngoài các kĩ năng ngôn ngữ chung cho tất cả các ngành (nghe, nói, đọc viết. . . ) còn có phần đặc trưng riêng khác với các ngành khác, đó là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, vì ngoài ngôn ngữ thông thường, trong khoa học còn có hệ thống kiến thức về ngôn ngữ hoá học (thuật ngữ, biểu tượng, danh pháp . . . ) rất đặc thù. Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở trường ĐHSP - ĐHTN được thực hiện thông qua học phần Thực hành sư phạm Hóa học 1, thuộc khối kiến thức nghề nghiệp của chương trình. Từ khóa: Năng lực ngôn ngữ, thuyết trình, thuật ngữ hoá học, sinh viên ngành sư phạm hoá học. 1. Mở đầu Trong giai đoạn sau năm 2015, những yêu cầu về kinh tế, xã hội của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục phổ thông, đó là phải hướng đến hình thành ở học sinh những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông [1]. Những năng lực cần hình thành ở học sinh cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo giáo viên một thách thức là người giáo viên (GV) tương lai khi ra trường cần được chuẩn bị những năng lực (NL) nào. Phát triển năng lực cho sinh viên (SV) sư phạm là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các chương trình đào tạo giáo viên, cụ thể: Xác định rằng môi trường giáo dục nước ta là đa dân Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016. Liên hệ: Nguyễn Trọng Tấn, e-mail: nguyentrongtan522122@gmail.com 163 Nguyễn Trọng Tấn tộc, đa văn hoá nên cấu trúc NL của GV cần có những đặc thù riêng [2], qua việc khảo cứu và tổng hợp các chương trình đào tạo của một số nước trên thế giới đưa ra các giải pháp chung trong phát triển chương trình cho việc đào tạo GV theo hướng phát triển NL [3], đề xuất những giải pháp nhằm phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên [4]. Trong bối cảnh mới, theo hướng thay đổi tư duy về sứ mạng và tên gọi của môn học, chức năng của môn Hoá học phải được hiểu là có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục khoa học, giáo dục môi trường, giáo dục về ý thức, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục đạo đức khoa học. Từ đó là nhiệm vụ trang bị năng lực “chuyên gia giáo dục” sẽ cần đặt lên trên so với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức của giáo viên. Cấu trúc năng lực của người giáo viên đa dạng hơn, đòi hỏi việc đào tạo sinh viên trường sư phạm cần theo định hướng phát triển năng lực, được đánh giá theo chuẩn năng lực mới, coi trọng các kĩ năng cụ thể, trong đó kĩ năng viết và nói (những biểu hiện cơ bản của năng lực sử dụng tiếng Việt) phải được coi là 2 kĩ năng cơ bản [5]. Đối với việc đào tạo GV hoá học, đã có một số nghiên cứu về những giải pháp cụ thể trong rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV như: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV [6], hình thành một số NL cho học sinh (HS) thông qua vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại . . . tuy nhiên việc rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt - thông qua kĩ năng viết và kĩ năng nói chưa được nghiên cứu. Đối với SV ngành Sư phạm hoá học, quá trình hình thành và rèn luyện các kĩ năng viết, nói cũng đồng thời là quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học. Các kĩ năng này cần được xây dựng thành nội dung quan trọng của chương trình đào tạo GV, là một học phần thực hành sư phạm. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung năng lực sử dụng ngôn ngữ cần rèn luyện cho SV ngành sư phạm hóa học Năng lực sử dụng ngôn ngữ đối với SV ngà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực ngôn ngữ Thuật ngữ hóa học Sinh viên ngành sư phạm hóa học Phát triển năng lực cho sinh viên Xây dựng nội dung năng lực ngôn ngữ cho SV Nội dung năng lực ngôn ngữ cho SVGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bàn về chức năng tu từ của thành ngữ hình dung từ trong tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt)
9 trang 69 0 0 -
13 trang 45 0 0
-
Áp dụng các quy tắc phiên chuyển và danh pháp iupac vào danh pháp hóa học Việt Nam
7 trang 34 0 0 -
Ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng đối với năng lực ngôn ngữ của sinh viên Việt Nam ngành ngôn ngữ Trung
10 trang 29 1 0 -
30 trang 25 0 0
-
Từ điển Hóa học Anh-Việt - NXB Khoa học và Kỹ thuật
55 trang 23 0 0 -
10 trang 22 0 0
-
9 trang 22 0 0
-
10 trang 20 0 0
-
11 trang 20 0 0