Danh mục

Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA): Ứng dụng trong chẩn đoán các tổn thương phổi và trung thất

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.39 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA) là một phương pháp xâm lấn tổi thiểu trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư phổi, chẩn đoán các tổn thương trung thất tiếp giáp đường thở chính. Bài viết đánh giá giai đoạn ung thư phổi di căn hạch bằng phẫu thuật hiện tại có tính xâm lấn nhiều hơn với các biến chứng hiếm gặp nhưng nặng, đòi hỏi phải gây mê toàn thân, trong phòng mổ và phẫu thuật viên, vì vậy ngày càng ít được sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA): Ứng dụng trong chẩn đoán các tổn thương phổi và trung thấtHỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM CHỌC HÚT XUYÊN THÀNH PHẾ QUẢN (EBUS-TBNA): ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC TỔN THƯƠNG PHỔI VÀ TRUNG THẤT Nguyễn Lê Nhật Minh, Vũ Khắc Đại Bệnh viện Phổi Trung ươngI. ĐẶT VẤN ĐỀ Nội soi phế quản siêu âm chọc hút xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA) là một phươngpháp xâm lấn tổi thiểu trong chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư phổi, chẩn đoáncác tổn thương trung thất tiếp giáp đường thở chính. Đánh giá giai đoạn ung thư phổi dicăn hạch bằng phẫu thuật hiện tại có tính xâm lấn nhiều hơn với các biến chứng hiếm gặpnhưng nặng, đòi hỏi phải gây mê toàn thân, trong phòng mổ và phẫu thuật viên, vì vậy ngàycàng ít được sử dụng. Kết quả EBUS-TBNA tương đương với nội soi trung thất trong nhiềukhía cạnh và vượt trội so với chọc hút xuyên thành phế quản thông thường (TBNA). EBUScho phép quan sát và lấy mẫu bệnh phẩm các cấu trúc hạch nhóm 2, 4, 7, 10 và 11. Độ nhạycủa EBUS-TBNA trong chẩn đoán ung thư phổi di căn hạch trung thất 90,8% và độ đặchiệu và giá trị dự đoán dương tính là 100% [1]. Trong các trường hợp u phổi ở trung tâmtiếp giáp khí phế quản, không thể sinh thiết dưới hướng dẫn CT được và các trường hợp laohạch trung thất, sarcoidosis, EBUS-TBNA có thể hỗ trợ chẩn đoán. Trong phân tích metagần đây, độ chính xác chẩn đoán của EBUS-TBNA trong chẩn đoán sarcoidosis là 54-93%[2]. Trong lao hạch trung thất, EBUS cho thấy độ nhậy chẩn đoán là 85% [3]. Trong bài viếtnày, chúng tôi giới thiệu hệ thống nội soi phế quản siêu âm với đầu dò lồi (CP-EBUS) và cácứng dụng trong lâm sàng.II. LỊCH SỬ CỦA NỘI SOI PHẾ QUẢN SIÊU ÂM Ứng dụng siêu âm trong lòng khí phế quản lần đầu tiên vào năm 1992. Ứng dụng muộncủa siêu âm này được cho là do quan niệm rằng không khí là kẻ thù của siêu âm. Bởi vì âmthanh di chuyển với vận tốc trong không khí thấp hơn nhiều so với nước hoặc mô mềm, siêuâm chẩn đoán trong phổi không được coi trọng. Tuy nhiên, vì nhiều bệnh lý của hệ hô hấpliên quan tới các cấu trúc đặc của thành phế quản và cạnh phế quản, EBUS đã được hoànthiện vào năm 1999, hệ thống nội soi phế quản siêu âm EBUS chuyên dụng đầu tiên đã đượcsử dụng trong lâm sàng, làm tăng khả năng tiếp cận tới các cấu trúc phế quản và trung thấtđể cho các mục đích chẩn đoán. Đối với các ứng dụng trong đường thở, đầu dò mềm với gócnhìn 360 độ đã được phát triển. Với quả bóng ở đầu cho phép đầu dò siêu âm tiếp cận tốtvới thành khí phế quản cho hình ảnh 360 độ của các cấu trúc xung quanh. Trong điều kiệnlý tưởng, đầu dò 20 MHz cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao với độ sâu từ 4-5cm. Nhượcđiểm của việc sử dụng thiết bị này là cần phải loại bỏ đầu dò siêu âm khỏi ống soi phế quảntrước khi đưa kim vào để thực hiện sinh thiết. Điều này dẫn đến sự phát triển của đầu dò lồi7,5 MHz nhỏ hơn ở cuối ống soi phế quản mềm chuyên dụng, trong đó hình ảnh thu đượccùng với kim đặc biệt, như vậy cho phép quan sát được trực tiếp trong quá trình đâm kim vàocấu trúc cạnh phế quản. Đầu dò siêu âm 7,5 MHz có thể thu được hình ảnh ở độ sâu thâmnhập lên tới 9cm. Hiện tại có 3 nhà sản xuất đầu dò lồi chuyên dụng EBUS: Olympus, Pentax 148 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020và Fuji (tất cả đều nằm ở Tokyo, Nhật Bản). Đường kính ngoài ở đầu ống soi phế quản là 6,9mmvà kim chuyên dụng 21 hoặc 22 G được sử dụng để thực hiện TBNA. Trong vài năm qua, chứcnăng Doppler màu cũng được thêm vào bộ xử lý để cải thiện sự khác biệt của các cấu trúcmạch máu và không mạch máu.III. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA EBUS-TBNA1. Chỉ định Chẩn đoán di căn hạch trung thất của ung thư phổi. Chẩn đoán bệnh lý khối u phổi và trung thất. Chẩn đoán bệnh lý hạch trung thất: sarcoidosis, lao hạch trung thất…2. Chống chỉ định Chống chỉ định đối với nội soi siêu âm tương tự như chống chỉ định với nội soi phế quảnmềm, bao gồm: Rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Thiếu máu cơ tim hiện tại hoặc gần đây. Suy tim kiểm soát kém. Thiếu oxy máu nặng. Bệnh nhân không hợp tác. Các chống chỉ định thêm của EBUS-TBNA liên quan với nguy cơ chảy máu: Đang dùng các chất chống kết tập tiều cầu. Đang điều trị chống đông máu. Bệnh rối loạn đông máu. Giảm tiểu cầu. Tăng ure máu hoặc creatinine huyết thanh.IV. KỸ THUẬT THỰC HIỆN - Dựa trên Xquang phổi, hoặc phim cắt lớp vi tính: xác định sơ bộ vị trí tổn thương cầnsinh thiết. - Người bệnh được gây tê mũi, họng với lidocain 2%. - Đưa người bệnh lên bàn soi phế quản. - Tiến hành đưa ống soi qua miệng vào khí quản. Tiến hành gây tê bổ sung trong quátrình đưa ống nội soi xuống khí phế quản. - Quan sát sơ bộ lòng khí phế quản. - Sau khi đã định vị sơ bộ vị trí tổn thương, tiến hành bơm bóng nước siêu âm, sau đó bậtđầu dò siêu âm. Điều chỉnh đầu ống nội soi phế quản để tựa sát đầu dò siêu âm có bóng vàothành khí phế quản vùng có u, hạch trung thất dự kiến chọc hút, sinh thiết. 149HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII - Khi thấy chắc chắn hình ảnh u, hạch trung thất: bật hệ thống siêu âm doppler để xácđịnh vị trí các mạch máu. Chọn vùng không có mạch máu. Tiến hành chọc kim hút ra ngoàidưới hướng dẫn của siêu âm. Cố định vị trí kim chọc chặt vào ống nội soi phế quản khi đã thấychắc chắn hình ảnh kim đi vào vị trí u, hạch trung thất. - Rút nòng dẫn, sau đó gắn bơm áp lực âm vào kim chọc hút. Di chuyển kim chọc hút liêntục 4-10 lần và hút áp lực âm. - Rút phức bộ kim chọc hút khi thấy hình hình ảnh bệnh phẩm đã vào trong kim chọc hút. ...

Tài liệu được xem nhiều: