ỐC BÀO NGƯ (Abalone)
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 201.72 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một trong những 'hải vị' đắt giá được dùng trong những bữa tiệc sang trọng là Bào ngư (Abalone). Bào ngư không chỉ quý và hiếm với người Trung Hoa mà hiện nay còn rất được ưa chuộng tại Nhật và Hoa Kỳ. Tuy đa số Bào ngư được bán trên thị trường dưới dạng đóng hộp nhưng Bào ngư tuơi sống, hiện đang được nuôi tại các trại nuôi hải sản ở California và Oregon mới chính là những 'hải vị' đắt giá nhất. Một miếng sandwichh bào ngư tươi hiện nay gíá lên đến..50USD. Mỗi năm Hoa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ỐC BÀO NGƯ (Abalone) ỐC BÀO NGƯ (Abalone) Một trong những 'hải vị' đắt giá được dùng trong những bữa tiệc sang trọng là Bào ngư (Abalone). Bào ngư không chỉ quý và hiếm với người Trung Hoa mà hiện nay còn rất được ưa chuộng tại Nhật và Hoa Kỳ. Tuy đa số Bào ngư được bán trên thị trường dưới dạng đóng hộp nhưng Bào ngư tuơi sống, hiện đang được nuôi tại các trại nuôi hải sản ở California và Oregon mới chính là những 'hải vị' đắt giá nhất. Một miếng sandwichh bào ngư tươi hiện nay gíá lên đến..50USD. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập cảng khoảng 250 tấn bào ngư từ Taiwan và khoảng 3500 tấn từ Trung Hoa. Giá bán lẻ thịt bào ngư tươi làm sẵn tại Hoa Kỳ ngày nay lên đến khoảng 150 USD/ pound. Nhật hiện nay là quốc gia tiêu thụ nhiều bào ngư (awabi) nhất trên thế giới. Bào ngư, do hình dáng giống như một cái tai nên còn được gọi dưới nhiều tên dân gian như Ear shell, Sea ear hoặc Ormer (do gọi tắt từ tiếng Pháp, Oreille de mer). Ngoài vai trò làm thực phẩm, Bào ngư còn là một nguồn dược liệu đáng chú ý cho cả Dược học cổ truyền Trung Hoa và Dược học Tây Phương ngày nay. Vỏ bào ngư hay Thạch quyết minh đã là một vị thuốc trong Đông dược từ hàng ngàn năm trước. Các hoạt chất, trích được từ thịt bào ngư như Paolin đang được nghiên cứu để dùng làm thuốc kháng sinh và thuốc trị siêu vi. Ngọc lấy từ bào ngư được dùng làm đồ trang sức có giá trị khá cao. Tên khoa học và các tên khác : Bào ngư là tên gọi chung cho các động vật thân mềm trong chi Haliotis, thuộc họ Haliotidae. Tên Anh-Mỹ : Abalone, Ormer, Ear-shell, sea ears. Tây ban Nha: Oreja de mar, Abulon, Aulone (Mexico). Úc : muttonfish, muttonshells. Pháp : Ormeau, Six-yeux, Oreille de mer. Trung Hoa : Pau-yu. Vài đặc điểm sinh học : Bào ngư, khoảng trên 100 loài, được xếp trong ngành (phylum) sinh vật 'nhuyến thể= thân mềm' (mollusca) chung với sò, hến, ốc, mực.. Sự phân loại tiếp theo xếp bào ngư vào lớp 'chân-bụng' (gastropods) là nhóm -c, thân mềm nhưng nằm trong một vỏ cứng. Bào ngư có vỏ bên ngoài gần như một khối dẹt. Từ mép vỏ gần miệng có từ 7 đến 9 gờ xoắn, tạo thành các lỗ (do đó có tên gọi là -c cửu khổng). Các lỗ này cách nhau không đều được dùng để thở và trao đổi nước. Vỏ bào ngư khá đẹp, mặt bên ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ với nhau, tùy từng loài sinh sống trong các môi trường thích ứng; mặt trong có xà cừ óng ánh. Vỏ ngoài khá cứng được cấu tạo phần chính bằng những lớp Calcium carbonate xếp chồng lên nhau. Bào ngư bám chặt vào đá do những bắp thịt khá mạnh thay thế cho đôi chân. Chúng dùng chân để di chuyển, co giãn khối thịt, như các loài ốc khác, nhưng chân không thích hợp để bò hay bám trên bãi cát. Khi gặp nguy, bào ngư dùng chân bám thật chặt vào giá thể và hạ thấp phần vỏ để che đậy cơ thể. Bào ngư trưởng thành, phát dục tương đối sớm ngay khi vỏ còn nhỏ, khả năng đẻ trứng tăng rất cao theo kích thước của vỏ : bào ngư vỏ lớn 2.2 cm có thể đẻ mỗi lần trên 10 ngàn trứng, nhưng bào ngư cỡ 20 cm đẻ mỗi lần đến 11 triệu trứng. Bào ngư thường đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng. Trứng (nhỏ li ti, khoảng 150-180 micron) và tinh trùng được phóng thả theo các lỗ thoát và trôi theo dòng nước. Tỷ lệ thụ tinh rất thấp. M ùa đẻ trứng thay đổi tùy loài, thường trong các tháng 1-2. Trứng thụ tinh biến đổi thành ấu trùng sống như ăn các vi tảo cho đến khi tạo được vỏ. Sau khi tạo vỏ, bào ngư con chìm sâu xuống đáy để bám vào đá hay khe nứt, kẽ đá bằng chân khá mạnh. Thực phẩm của bào ngư thay đổi tùy giai đoạn phát triển và phần chính là các vi tảo và vi sinh vật. Bào ngư tăng trưởng rất chậm, thời gian thay đổi tùy loài :Bào ngư đỏ phải mất đến 10-15 năm để lớn được 24-25 cm.. Bào ngư phân bố hầu như tại khắp nơi trên thế giới, dọc ven biển ngoại trừ các vùng duyên hải Đại tây dương thuộc Nam Mỹ, vùng Caribbean. Vùng biển phia Đông Hoa Kỳ chỉ có một loài duy nhất được xem là rất hiếm. Đa số bào ngư sinh sống tại những vùng biển lạnh trên thế giới Bào ngư tại Bắc Mỹ : Tại vùng biển Thái bình dương Bắc Mỹ có 9 loài bào ngư trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao và đã được nuôi trong các trại dưỡng ngư : Haliotis cracherodii : Bào ngư đen (Black abalone). Vỏ ngoài màu đen hoặc xanh-đen xậm, mịn ; có 5 đến 9 lỗ thoát. Chân bám cũng màu đen. Thịt đỏ tươi, lớn tối đa 20 cm (trung bình 10-15cm), gặp trong vùngtừ Mendocino, California xuông đên vịnh Baja, sống trong vùng triều giữa và vùng biển cạn nơi độ sâu chừng 6m. Haliotis walallensis : Bào ngư dẹp (Flat abalone).Vỏ ngoài vàng hay nâu nhạt, có 5-6 lỗ thoát, dẹt và hẹp. Châm bám màu xanh nhạt và mỏng manh. Phân bố từ vùng biển British Columbia (Canada) xuống đến San Diego (California) nơi vùng cận triều độ sâu từ 7-25 m. Có thể lớn đến 12.5 cm, trung bình 10 cm. Haliotis fulgens : Bào ngư xanh (Green abalone). Vỏ ngoài màu nâu có 5-7 lỗ thoát. Chân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ỐC BÀO NGƯ (Abalone) ỐC BÀO NGƯ (Abalone) Một trong những 'hải vị' đắt giá được dùng trong những bữa tiệc sang trọng là Bào ngư (Abalone). Bào ngư không chỉ quý và hiếm với người Trung Hoa mà hiện nay còn rất được ưa chuộng tại Nhật và Hoa Kỳ. Tuy đa số Bào ngư được bán trên thị trường dưới dạng đóng hộp nhưng Bào ngư tuơi sống, hiện đang được nuôi tại các trại nuôi hải sản ở California và Oregon mới chính là những 'hải vị' đắt giá nhất. Một miếng sandwichh bào ngư tươi hiện nay gíá lên đến..50USD. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập cảng khoảng 250 tấn bào ngư từ Taiwan và khoảng 3500 tấn từ Trung Hoa. Giá bán lẻ thịt bào ngư tươi làm sẵn tại Hoa Kỳ ngày nay lên đến khoảng 150 USD/ pound. Nhật hiện nay là quốc gia tiêu thụ nhiều bào ngư (awabi) nhất trên thế giới. Bào ngư, do hình dáng giống như một cái tai nên còn được gọi dưới nhiều tên dân gian như Ear shell, Sea ear hoặc Ormer (do gọi tắt từ tiếng Pháp, Oreille de mer). Ngoài vai trò làm thực phẩm, Bào ngư còn là một nguồn dược liệu đáng chú ý cho cả Dược học cổ truyền Trung Hoa và Dược học Tây Phương ngày nay. Vỏ bào ngư hay Thạch quyết minh đã là một vị thuốc trong Đông dược từ hàng ngàn năm trước. Các hoạt chất, trích được từ thịt bào ngư như Paolin đang được nghiên cứu để dùng làm thuốc kháng sinh và thuốc trị siêu vi. Ngọc lấy từ bào ngư được dùng làm đồ trang sức có giá trị khá cao. Tên khoa học và các tên khác : Bào ngư là tên gọi chung cho các động vật thân mềm trong chi Haliotis, thuộc họ Haliotidae. Tên Anh-Mỹ : Abalone, Ormer, Ear-shell, sea ears. Tây ban Nha: Oreja de mar, Abulon, Aulone (Mexico). Úc : muttonfish, muttonshells. Pháp : Ormeau, Six-yeux, Oreille de mer. Trung Hoa : Pau-yu. Vài đặc điểm sinh học : Bào ngư, khoảng trên 100 loài, được xếp trong ngành (phylum) sinh vật 'nhuyến thể= thân mềm' (mollusca) chung với sò, hến, ốc, mực.. Sự phân loại tiếp theo xếp bào ngư vào lớp 'chân-bụng' (gastropods) là nhóm -c, thân mềm nhưng nằm trong một vỏ cứng. Bào ngư có vỏ bên ngoài gần như một khối dẹt. Từ mép vỏ gần miệng có từ 7 đến 9 gờ xoắn, tạo thành các lỗ (do đó có tên gọi là -c cửu khổng). Các lỗ này cách nhau không đều được dùng để thở và trao đổi nước. Vỏ bào ngư khá đẹp, mặt bên ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ với nhau, tùy từng loài sinh sống trong các môi trường thích ứng; mặt trong có xà cừ óng ánh. Vỏ ngoài khá cứng được cấu tạo phần chính bằng những lớp Calcium carbonate xếp chồng lên nhau. Bào ngư bám chặt vào đá do những bắp thịt khá mạnh thay thế cho đôi chân. Chúng dùng chân để di chuyển, co giãn khối thịt, như các loài ốc khác, nhưng chân không thích hợp để bò hay bám trên bãi cát. Khi gặp nguy, bào ngư dùng chân bám thật chặt vào giá thể và hạ thấp phần vỏ để che đậy cơ thể. Bào ngư trưởng thành, phát dục tương đối sớm ngay khi vỏ còn nhỏ, khả năng đẻ trứng tăng rất cao theo kích thước của vỏ : bào ngư vỏ lớn 2.2 cm có thể đẻ mỗi lần trên 10 ngàn trứng, nhưng bào ngư cỡ 20 cm đẻ mỗi lần đến 11 triệu trứng. Bào ngư thường đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng. Trứng (nhỏ li ti, khoảng 150-180 micron) và tinh trùng được phóng thả theo các lỗ thoát và trôi theo dòng nước. Tỷ lệ thụ tinh rất thấp. M ùa đẻ trứng thay đổi tùy loài, thường trong các tháng 1-2. Trứng thụ tinh biến đổi thành ấu trùng sống như ăn các vi tảo cho đến khi tạo được vỏ. Sau khi tạo vỏ, bào ngư con chìm sâu xuống đáy để bám vào đá hay khe nứt, kẽ đá bằng chân khá mạnh. Thực phẩm của bào ngư thay đổi tùy giai đoạn phát triển và phần chính là các vi tảo và vi sinh vật. Bào ngư tăng trưởng rất chậm, thời gian thay đổi tùy loài :Bào ngư đỏ phải mất đến 10-15 năm để lớn được 24-25 cm.. Bào ngư phân bố hầu như tại khắp nơi trên thế giới, dọc ven biển ngoại trừ các vùng duyên hải Đại tây dương thuộc Nam Mỹ, vùng Caribbean. Vùng biển phia Đông Hoa Kỳ chỉ có một loài duy nhất được xem là rất hiếm. Đa số bào ngư sinh sống tại những vùng biển lạnh trên thế giới Bào ngư tại Bắc Mỹ : Tại vùng biển Thái bình dương Bắc Mỹ có 9 loài bào ngư trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao và đã được nuôi trong các trại dưỡng ngư : Haliotis cracherodii : Bào ngư đen (Black abalone). Vỏ ngoài màu đen hoặc xanh-đen xậm, mịn ; có 5 đến 9 lỗ thoát. Chân bám cũng màu đen. Thịt đỏ tươi, lớn tối đa 20 cm (trung bình 10-15cm), gặp trong vùngtừ Mendocino, California xuông đên vịnh Baja, sống trong vùng triều giữa và vùng biển cạn nơi độ sâu chừng 6m. Haliotis walallensis : Bào ngư dẹp (Flat abalone).Vỏ ngoài vàng hay nâu nhạt, có 5-6 lỗ thoát, dẹt và hẹp. Châm bám màu xanh nhạt và mỏng manh. Phân bố từ vùng biển British Columbia (Canada) xuống đến San Diego (California) nơi vùng cận triều độ sâu từ 7-25 m. Có thể lớn đến 12.5 cm, trung bình 10 cm. Haliotis fulgens : Bào ngư xanh (Green abalone). Vỏ ngoài màu nâu có 5-7 lỗ thoát. Chân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học bệnh thường gặp dinh dưỡng cho sức khỏe y học phổ thông tài liệu y học giáo dục y khoaTài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 186 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0