Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.55 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro" giúp bạn có cái nhìn rộng hơn về quản trị rủi ro, chiến lược và chính sách quản trị rủi ro, đánh giá rủi ro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khái niệm quản trị rủi ro được đề cập rất nhiều. Quan điểm của ông về vấn đề quản trị rủi ro ra sao? Quản trị rủi ro là việc hình thành một quy trình chuẩn từ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, thiết lập trình tự ưu tiên giải quyết rủi ro và sau cùng là phát triển một bộ khung chuẩn để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động từ các sự cố tiêu cực. Rủi ro tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, không đơn giản chỉ là rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường. Tại HSBC, chúng tôi áp dụng chiến lược và chính sách của Tập đoàn cho toàn bộ các chi nhánh, văn phòng trên toàn cầu, nhằm bảo đảm rằng chúng tôi không chỉ đánh giá, thẩm định những rủi ro có thể dễ dàng nhận thấy trong hoạt động cho vay mà còn phải quản lý chặt chẽ các yếu tố rủi ro quan trọng khác trong kinh doanh như rủi ro về pháp lý, môi trường và bảo mật. Theo ông, trình độ quản trị rủi ro trong DN Việt Nam hiện nay đang ở mức nào? Đâu là những khiếm khuyết cơ bản của DN trong quản trị rủi ro? Nhìn chung, các DN đã hiểu rõ các yếu tố rủi ro trọng yếu và ban điều hành của các DN đã cân nhắc cẩn trọng về các yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, các công cụ dùng để giảm thiểu các rủi ro không phải lúc nào cũng được các DN Việt Nam trang bị đầy đủ. Thời gian qua, nhiều DN Việt Nam đã quá nôn nóng trong tham vọng mở rộng hoặc đa dạng hoá kinh doanh các lĩnh vực ngoài ngành. Điều này gây sức ép lên hoạt động điều hành kinh doanh và hậu quả là tạo thêm áp lực lên các DN và ngân hàng. Hiện tại, những yếu kém trong hoạt động cho vay đã góp phần làm cho tình hình của hệ thống ngân hàng thêm căng thẳng, đặc biệt là trong một số lĩnh vực nhất định như bất động sản, xây dựng và các ngành công nghiệp liên quan như xi măng và sắt. Tuy nhiên, ban quản trị của từng DN, từng ngân hàng lại có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro này mà có chính sách và chiến lược quản trị rủi ro khác nhau. Vậy, làm thế nào để đánh giá đúng rủi ro, thưa ông? Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất rủi ro và có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro. Ông có lời khuyên nào cho hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam trong quản trị rủi ro trong bối cảnh hiện nay? Quản lý rủi ro tại Việt Nam đang được cải thiện rất nhanh và các ngân hàng hiện đang đi tiên phong trong lĩnh vực này. Các ngân hàng đang áp dụng những quy trình quản lý rủi ro từ các thị trường trong khu vực. Các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam ngày càng hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác ở các lĩnh vực nghiệp vụ khác như các công ty tư vấn luật, tư vấn và kiểm toán trong việc quản trị rủi ro cũng như phát triển mối quan hệ hợp tác nhằm tiếp thu những thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị rủi ro. Về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, HSBC rất vui mừng vì NHNN đã có chủ trương hợp nhất các ngân hàng nhỏ/yếu. Chúng tôi tin rằng, việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia do NHNN đề xuất sẽ là một biện pháp hiệu quả nhằm loại bỏ các tài sản nhiều rủi ro trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng nội địa và khơi thông nguồn vốn cho các khoản vay mới cho DN Việt Nam. Việc tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng càng sớm được thực hiện, càng đem lại nhiều hiệu quả tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro Phải có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khái niệm quản trị rủi ro được đề cập rất nhiều. Quan điểm của ông về vấn đề quản trị rủi ro ra sao? Quản trị rủi ro là việc hình thành một quy trình chuẩn từ nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, thiết lập trình tự ưu tiên giải quyết rủi ro và sau cùng là phát triển một bộ khung chuẩn để giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động từ các sự cố tiêu cực. Rủi ro tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, không đơn giản chỉ là rủi ro tín dụng hay rủi ro thị trường. Tại HSBC, chúng tôi áp dụng chiến lược và chính sách của Tập đoàn cho toàn bộ các chi nhánh, văn phòng trên toàn cầu, nhằm bảo đảm rằng chúng tôi không chỉ đánh giá, thẩm định những rủi ro có thể dễ dàng nhận thấy trong hoạt động cho vay mà còn phải quản lý chặt chẽ các yếu tố rủi ro quan trọng khác trong kinh doanh như rủi ro về pháp lý, môi trường và bảo mật. Theo ông, trình độ quản trị rủi ro trong DN Việt Nam hiện nay đang ở mức nào? Đâu là những khiếm khuyết cơ bản của DN trong quản trị rủi ro? Nhìn chung, các DN đã hiểu rõ các yếu tố rủi ro trọng yếu và ban điều hành của các DN đã cân nhắc cẩn trọng về các yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, các công cụ dùng để giảm thiểu các rủi ro không phải lúc nào cũng được các DN Việt Nam trang bị đầy đủ. Thời gian qua, nhiều DN Việt Nam đã quá nôn nóng trong tham vọng mở rộng hoặc đa dạng hoá kinh doanh các lĩnh vực ngoài ngành. Điều này gây sức ép lên hoạt động điều hành kinh doanh và hậu quả là tạo thêm áp lực lên các DN và ngân hàng. Hiện tại, những yếu kém trong hoạt động cho vay đã góp phần làm cho tình hình của hệ thống ngân hàng thêm căng thẳng, đặc biệt là trong một số lĩnh vực nhất định như bất động sản, xây dựng và các ngành công nghiệp liên quan như xi măng và sắt. Tuy nhiên, ban quản trị của từng DN, từng ngân hàng lại có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau và tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro này mà có chính sách và chiến lược quản trị rủi ro khác nhau. Vậy, làm thế nào để đánh giá đúng rủi ro, thưa ông? Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất rủi ro và có cái nhìn dài hạn trong quản trị rủi ro. Ông có lời khuyên nào cho hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam trong quản trị rủi ro trong bối cảnh hiện nay? Quản lý rủi ro tại Việt Nam đang được cải thiện rất nhanh và các ngân hàng hiện đang đi tiên phong trong lĩnh vực này. Các ngân hàng đang áp dụng những quy trình quản lý rủi ro từ các thị trường trong khu vực. Các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam ngày càng hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác ở các lĩnh vực nghiệp vụ khác như các công ty tư vấn luật, tư vấn và kiểm toán trong việc quản trị rủi ro cũng như phát triển mối quan hệ hợp tác nhằm tiếp thu những thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị rủi ro. Về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, HSBC rất vui mừng vì NHNN đã có chủ trương hợp nhất các ngân hàng nhỏ/yếu. Chúng tôi tin rằng, việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia do NHNN đề xuất sẽ là một biện pháp hiệu quả nhằm loại bỏ các tài sản nhiều rủi ro trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng nội địa và khơi thông nguồn vốn cho các khoản vay mới cho DN Việt Nam. Việc tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng càng sớm được thực hiện, càng đem lại nhiều hiệu quả tốt.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị rủi ro Kiến thức quản trị rủi ro Đánh giá rủi ro Tài chính ngân hàng Chính sách quản trị rủi ro Chiến lược quản trị rủi roTài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
174 trang 343 0 0
-
44 trang 339 2 0
-
102 trang 312 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 304 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
90 trang 243 0 0 -
27 trang 190 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 186 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 184 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam
86 trang 158 0 0