Danh mục

Phân tích kết quả công bố quốc tế của 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022 trên cơ sở dữ liệu Scopus

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phân tích kết quả công bố quốc tế của 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022 trên cơ sở dữ liệu Scopus" dựa trên dữ liệu thu thập từ cơ sở dữ liệu (CSDL) Scopus, kiểm đếm kết quả công bố của 23 cơ sở giáo dục đại học thí điểm tự chủ trong giai đoạn 05 năm trước và 05 năm sau thời điểm năm tự chủ (cụ thể từ 2010-2022). Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã phân loại 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ thành 05 nhóm khác nhau căn cứ theo mức độ tăng trưởng về số lượng công bố trước và sau năm tự chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích kết quả công bố quốc tế của 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ ở Việt Nam giai đoạn 2010-2022 trên cơ sở dữ liệu Scopus VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(10), 1-5 ISSN: 2354-0753 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA 23 CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2022 TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU SCOPUS 1Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia; 2Viện Khoa học Giáo dục Nguyễn Thị Thưa1, Việt Nam; 3Đại học Bách khoa Hà Nội; 4Trường Đại học Thành Đô; Lương Đình Hải2,3,+, 5 Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Hùng Hiệp4,5 +Tác giả liên hệ ● Email: luongdinhhai@gmail.com Article history ABSTRACT Received: 01/3/2024 University autonomy represents an inexorable trend in university governance Accepted: 25/3/2024 worldwide. In Vietnam, the 2012 Higher Education Law advocates and Published: 20/5/2024 facilitates the comprehensive autonomy of higher education institutions. Between 2015 and 2017, 23 higher education institutions were selectively Keywords granted university autonomy under the auspices of Resolution 77/NQ-CP. Education policy, research This study endeavors to examine the outcomes of the autonomy policy by quality, growth level, assessing the annual growth in the number of international publications from development strategy, 2010 to 2022, utilizing the Scopus database encompassing these 23 university autonomy policy institutions using bibliometric analysis. The findings reveal the delineation of five distinct groups correlating with varied growth levels in the international publications volumes from 2010 to 2022. To more precisely assess the efficacy of autonomy policies, the authors suggest conducting an impact analysis employing the difference-in-differences method in future research endeavors.1. Mở đầu Trên thế giới, nâng cao tự chủ đại học (ĐH) được xem là phương thức cơ bản trong đổi mới quản trị ĐH, giúp tănghiệu quả trong các hoạt động quản trị, từ đó nâng cao chất lượng, kết quả và tăng tính cạnh tranh của các cơ sở giáo dụcđại học (GDĐH) (Estermann et al., 2011). Hiện nay, mô hình quản trị cơ sở GDĐH đã và đang dần chuyển dịch từ Nhànước kiểm soát sang Nhà nước giám sát (Hoàng Thị Xuân Hoa, 2012), theo đó, các cơ sở GDĐH sẽ có nhiều tự chủtrong việc xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; tuyển sinh, tổ chức và quản lí quá trình đàotạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, tổ chức, nhân sựvà tài chính (Phan Đăng Sơn, 2016). Ngày 24/10/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP về việc thí điểmđổi mới cơ chế hoạt động đối với 23 cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 (bảng 1). Theo đó, các đơn vị nàyđược tự chủ về kinh phí hoạt động chi thường xuyên và/hoặc chi đầu tư và các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoahọc, tổ chức bộ máy và nhân sự, chính sách học bổng, học phí. Kết quả triển khai tự chủ ĐH trong thời gian qua chothấy các cơ sở GDĐH đã đạt được kết quả tích cực ở nhiều khía cạnh như chất lượng đội ngũ giảng viên, thu nhập củagiảng viên, tỉ lệ tuyển sinh, số lượng bài báo quốc tế, liên kết đào tạo nước ngoài, xếp hạng ĐH trên thế giới (Bộ GD-ĐT, 2022). Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều công bố đánh giá hiệu quả của chính sách tự chủ xét riêng về kết quảnghiên cứu khoa học. Trong bài báo này, dựa trên dữ liệu thu thập từ cơ sở dữ liệu (CSDL) Scopus, chúng tôi kiểm đếmkết quả công bố của 23 cơ sở GDĐH thí điểm tự chủ trong giai đoạn 05 năm trước và 05 năm sau thời điểm năm tự chủ(cụ thể từ 2010-2022). Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã phân loại 23 cơ sở GDĐH tự chủ thành 05 nhóm khác nhaucăn cứ theo mức độ tăng trưởng về số lượng công bố trước và sau năm tự chủ. Bảng 1. Danh sách 23 cơ sở GDĐH thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP Năm Năm STT Tên cơ sở GDĐH thí điểm tự chủ tự STT Tên cơ sở GDĐH thí điểm tự chủ tự chủ chủ 1 Trường ĐH Điện lực 2015 13 ĐH Bách khoa Hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: