Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 5
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 5Chương 5: Gá lắp Trước khi gá lắp các mép vật hàn cần được đánh sạchgỉ, dầu mỡ và bám bẩn khác. Đặc biệt cần chú ý đối với các chi tiếthàn động, sự đánh sạch không chỉ ở các mép mà cả các vùng lâncận. Để cố định các chi tiết khi gá lắp người ta dùng cácthanh kẹp chữ U đặt cách nhau 500÷1000 mm. Để dẫn sự hàn vàovà ra ngoài phạm vi mối hàn người ta thường dùng túi (phía dưới)và các bản dẫn ra (phía trên) với chiều dày bằng chiều dày kim loạicơ bản. Khe hở giữa các chi tiết khi lắp ghép phụ thuộc vàokiểu liên kết hàn, chiều dày của các chi tiết, yêu cầu chất lượng củamối hàn.v.v. Đối với các liên kết giáp mối, khe hở giữa các chi tiết(khe hở hàn) a = 0 ÷ 2 mm và cần phải đảm bảo đồng đều trên suốtchiều dài. Đối với các liên kết chồng, chữ “ T ”, góc, khe hở hàn cóthể bằng không (a = 0) hay a = 2 ÷ 4 mm.2.2.2. Hàn đính. Các phần tử hàn hồ quang được cố định bởi những mối hànđính. Nếu chiều dày của chi tiết hàn càng lớn thì khoảng cách vàkích thước của mối hàn đính càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, tiếtdiện các mối hàn đính không được quá 1/2 ÷1/3 tiết diện mối hànchính. Tiết diện tối đa không quá 25÷30mm2, chiều dài 20÷120mm, khoảng cách giữa chúng 300÷800mm. Các mối hàn đính có thể thực hiện bằng hồ quang tay,hàn trong khí bảo vệ hoặc dưới lớp thuốc. Trong nhiều trường hợp,đặc biệt khi hàn các kết cấu cứng, mối hàn đính được thay thế bằngmối hàn liên tục, tiết diện nhỏ. Điều này làm tăng đáng kể tínhchống nứt kết tinh của kim loại mối hàn và giảm xác suất sai lệchvị trí quy định của các chi tiết do sự nứt của các mối hàn đínhtrong khi hàn. Khi hàn tay hoặc hàn bán tự động trong khí bảo vệ độngấu của mối hàn không lớn, vì vậy đối với các kết cấu quan trọngcần tẩy các mối hàn đính và thay vào đó mối hàn công tác. Không nên hàn đính ở chỗ chuyển tiếp, chỗ góc nhọn,trên vòng tròn có bán kính bé và những chỗ có tập trung ứng suất.Mối hàn đính cũng không nên đặt ở gần lỗ, mép chi tiết. Khoảngcách nhỏ nhất từ mối hàn đính đến mép lỗ cần đảm bảo10 mm. Khi hàn mặt bích, các vòng đệm, các chi tiết hình trụ, cácliên kết ống…Các mối hàn đính được phân bố đối xứng. Trườnghợp hàn đính hai phía của chi tiết thì các mối hàn đính được phânbố so le. Khi hàn các liên kết giáp mối có chiều dài lớn trình tự đặtcác mối hàn đính phải đảm bảo sự biến dạng của các chi tiết là nhỏnhất. Mối hàn đính đầu tiên cần đặt ở giữa, sau đó đặt ở hai đầu,các mối hàn đính tiếp theo cần đặt ở trung điểm của mỗi đoạn.2.2.3. Trình tự hàn.a) Trình tự hàn phân đoạn. Hàn các kết cấu tấm phải được tiến hành theo từng chiều, hàncác mối dọc trước, các mối ngang sau hoặc ngược lại (hình 2-7). Nếuphân đoạn có khung giàn dọc và ngang thì đầu tiên nên đặt và hànkhung theo một hướng có chiều dài mối hàn lớn hơn, sau đó đặt vàhàn khung heo hướng thứ hai. Thứ tự đặt các mối hàn như vậy sẽ làmcho kết cấu biến dạng tự do hơn theo chiều dài mối hàn và có thể chọnbiện pháp công nghệ hàn như hàn một đường, hàn từ giữa ra hai đầu,hàn từng mức ngược chiều …v.v. Hình 2-7: Trình tự hàn giữa các tấm tôn trong phân đoạn. Khi lắp ghép toàn bộ phân đoạn thì lắp ghép và hàn các phần tửtương ứng theo thứ tự hợp lý sao cho các mối hàn riêng biệt co dãn tựdo, không ảnh hưởng đến biến dạng chung. Khi hàn đáy đôi, đầu tiênhàn các dầm của khung dầm dọc và ngang với nhau thành một“mạng” chung mà không gắn với tấm vỏ hay bệ. Sau khi hàn xongkhung ở vùng nào đó mới hàn khung với tấm vỏ. Khi hàn các phân đoạn không nên hàn hết hai đầu của kết cấutấm vỏ, chờ khi lắp ráp xong tổng đoạn sẽ hàn. Chiều dài khoảng đểlại là 400 ÷ 500mm.b) Trình tự hàn tổng đoạn. Hiện nay hàn thân tàu thường được ứng dụng theo haiphương pháp: hình tháp và tổng đoạn. Phương pháp hình tháp có thể ứng dụng cho thân tàu với cácphân đoạn có mối hàn phân tán hoặc trùng nhau trong một mặtphẳng ngang. Phương pháp tổng đoạn lắp ghép và hàn theo chiều dọc tàu,đây là phương pháp tốt nhất trên quan điểm giảm biến dạng. Việclắp ghép và hàn được tiến hành từ dưới lên trên.2.2.4. Kiểm tra - giám sát.a) Các phương pháp kiểm tra. Kiểm tra bằng phương pháp phá hủy. Kiểm tra cơ tính của mối hàn. Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, khả năng thiết bị kiểm tra, quytrình hàn được áp dụng, mà tiến hành thử kéo, thử uốn, thử độcứng và độ dai va đập của liên kết dưới tác dụng của tải trọng tĩnhhoặc tải trọng động. Kiểm tra cấu trúc của liên kết hàn. Gồm có hai dạng là: Kiểm tra thô và kiểm tra tế vi. Kiểm tra thô - được tiến hành trực tiếp với các mẫu thử kimloại hoặc các mặt gãy của chúng. Các mẫu thử được cắt ra từ liênkết hàn, mài bóng và tẩy sạch bằng dung dịch axit nitric 25% rồidùng kính lúp hoặc mắt thường để phát hiện khuyết tật của liên kếthàn. Kiểm tra cấu trúc tế vi - được tiến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
công nghệ hàn tàu dầu 104000 công nghiệp đóng tàu cực điện kim loại cơ chế dịch chuyển kim loại hàn hồ quang kim loại nóng khối lượng thépGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
8 trang 34 0 0 -
129 trang 22 1 0
-
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 3
6 trang 19 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 16
5 trang 19 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 7
8 trang 19 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 2
7 trang 18 0 0 -
Đề thi KSCL môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Ninh Bình
6 trang 16 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 4
9 trang 16 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 6
11 trang 15 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 10
10 trang 14 0 0 -
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dao động của vỏ composite tròn xoay chứa chất lỏng
28 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 19
10 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 9
6 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 17
5 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 15
9 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 13
11 trang 14 0 0 -
Nhiệt luyện các chi tiết cỡ lớn trong công nghiệp đóng tàu
6 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 16
5 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 14
5 trang 13 0 0 -
Phân tích quy trình công nghệ hàn tàu dầu 104000 tấn, chương 12
13 trang 13 0 0