Danh mục

PHẢN ỨNG VỚI MỘT SỐ DỊ NGUYÊN QUA TEST LẨY DA TRÊN TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.50 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm xác định tỉ lệ dị ứng với từng loại dị nguyên và mối liên quan giữa điều kiện môi trường sống và tình trạng dị ứng cũng như liên quan giữa tình trạng dị ứng và độ nặng của hen phế quản. Phương pháp: tiền cứu mô tả có phân tích. Kết quả: 105 trẻ được tiến hành thử test lẩy da với 14 loại dị nguyên. Tỉ lệ dị ứng với các dị nguyên là: D. pteronyssinus: 48,6%; D.farinae: 50,2%; gián Đức 20,0%; gián Mỹ 13,3%; vảy da mèo 13,3%, biểu mô chó 13,4%; nấm Cladosporium: 12,4;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẢN ỨNG VỚI MỘT SỐ DỊ NGUYÊN QUA TEST LẨY DA TRÊN TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN PHẢN ỨNG VỚI MỘT SỐ DỊ NGUYÊN QUA TEST LẨY DA TRÊN TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN Tóm tắtt Mục tiêu: Nhằm xác định tỉ lệ dị ứng với từng loại dị nguyên và mối liênquan giữa điều kiện môi trường sống và tình trạng dị ứng cũng như liên quan giữatình trạng dị ứng và độ nặng của hen phế quản. Phương pháp: tiền cứu mô tả có phân tích. Kết quả: 105 trẻ được tiến hành thử test lẩy da với 14 loại dị nguyên. Tỉ lệdị ứng với các dị nguyên là: D. pteronyssinus: 48,6%; D.farinae: 50,2%; gián Đ ức20,0%; gián Mỹ 13,3%; vảy da mèo 13,3%, biểu mô chó 13,4%; nấmCladosporium: 12,4; nấm Alternaria: 15,2%. Trẻ sống ở thành thị, nhà có trải thảmvà sống trong phòng máy lạnh có tỉ lệ dị ứng với nấm mốc cao hơn, trong khi trẻcó VMDU có tỉ lệ dị ứng với nấm mốc nhiều hơn. Trẻ có bậc hen càng nặng, càngphản ứng mạnh với mạt nhà và gián. Trẻ dị ứng với mạt nhà, chó, mèo và nấmmốc có tỉ lệ có cơn hen nặng nhiều hơn. Kết luận: mạt nhà là dị nguyên có tỉ lệ dị ứng nhiều nhất. Dị ứng với các dịnguyên làm tăng khả năng bị hen nặng. SUMMARY Objective: to determine allergic prevalence with allergens in asthmaticchildren and relationship between environmental and allergic, also allergic andseverity of asthma. Method: prospective, descriptive and analysis study. Result: 105 children had done prick test with 14 allergens. The ratio witheach allergen: D.pteronyssinus: 48.6%; D.farinae: 50.2%; German cockroach:20.0%; American cockroach: 13.3%; cat dander: 13.3%, dog epithelium: 13.4%;Cladosporium: 12.4; and Alternaria: 15.2%. Urban area, carpet and air conditionalenvironment increased with mould; whereas allergic rhinitis children has higherallergy with mould. The children who more severity asthmatic was the mostreacted with mite and cockroach. Conclusion: house dute mite was the highest ratio of allergenicity. Allergywith some allergens increased the risk of severe asthma. Hen phế quản từ lâu đã là một vấn đề sức khoẻ quan trọng ở trẻ em trêntoàn cầu. Suất độ của bệnh ngày càng tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học. Trong đó,các tác nhân dị ứng được đề cập đến như là nguyên nhân hàng đầu. Việc xác địnhchính xác những dị nguyên quan trọng cho từng người sẽ giúp ích trong việc cáchly và giải mẫn cãm. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu riêng lẻ về dị ứng vớimạt và bụi nhà trên bệnh nhân dị ứng và hen phế quản. Tuy nhiên, vẫn chưa cónhững nghiên cứu nhằm xác định các dị nguy ên nào là quan trọng, mối liên quangiữa tình trạng dị ứng với các dị nguyên và tần suất, cường độ hen phế quản. Dođó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi: Trẻ em hen phế quản tạiBVNĐ II phản ứng với những loại dị nguyên nào và có liên quan gì đến yếu tốmôi trường và độ nặng của bệnh hay không? Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ dương tính với 14 loại dị nguyên của bệnh nhi hen phế quảntại BVNĐII bằng test lẩy da và mối liên quan giữa kết quả test da với đặc điểmmôi trường và độ nặng hen phế quản. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiền cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn vào Bệnh nhi trên 4 tuổi, được chẩn đoán hen phế quản đã được cắt cơn, và giađình đồng ý tham gia nghiên cứu. Và không có: 1. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải 2. Nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ chích dị nguyên 3. Sử dụng một số thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả test da 4. Có bệnh tim, phổi, thận mãn tính; có tiếng thở rít, dị vật phế quản bỏquên, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh da vẽ nổi. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một trung bình (N: cỡ mẫu; Z: trị số phân phối chuẩn; P: trị số mong muốn của tỉ lệ; d: độchính xác.) Với hệ số tin cậy 95%, Z2=1,96; độ chính xác 10%, giá trị N lớn nhất l à 97. Nguyên liệu và phương pháp tiến hành Phương pháp tiến hành Tất cả những bệnh nhi thoả mãn tiêu chí chọn bệnh được chích trong da dịnguyên, đo đường kính nốt đỏ da và nốt phồng ở thời điểm 20 phút sau chích dịnguyên. Bệnh nhân được coi là có test da dương tính với dị nguyên nếu phản ứngvới dị nguyên tương ứng từ độ II trở lên. Đánh giá và xử trí phản ứng toàn thân(nếu có). Theo dõi ít nhất 30 phút sau khi chích dị nguyên. Độ0IIIIIIIVPhản ứngKhôngHồng ban;Nốt phồng5-7 mm Nốt phồng 7-10 mm Nốt phồng >10 mm Xử lý và phân tích dữ kiện Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 for window. KẾT QUẢ Có tổng số 106 bệnh nhân đã được thử test, trong đó nam giới chiếm đa sốvới 61 trường hợp (58%). Tuổi trung bình là 8,23 (2,6. Đa số ở TP. Hồ Chí Minh.75 trẻ (72%) sống ở môi trường nông thôn. 65 (62%) trẻ có hen ...

Tài liệu được xem nhiều: