Danh mục

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.29 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được" tìm hiểu, phân tích cụ thể về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được xảy ra nhiều nhưng thường các bên sẽ tự thỏa thuận được nên có ít các bản án về tranh chấp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO ĐỐI TƯỢNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC Đoàn Hồ Bảo Uyên* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Phương NguyênTÓM TẮTHình thức của sự thỏa thuận giữa các bên được thể hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chỉ có giá trịpháp lý khi đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định của Bộ luật Dân sự. Mặc dù vậy, trên thựctế có rất nhiều lý do khiến hơp đồng vô hiệu trong đó trường hợp hợp đồng vô hiệu do đối tượng khôngthể thực hiện được. Theo đó, hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được chỉ được áp dụngkhi có đủ hai điều kiện: đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được và thời điểm để xem xét sựbất khả thi này là thời điểm giao kết hợp đồng. Trong thực tiễn, hợp đồng vô hiệu do đối tượng khôngthể thực hiện được xảy ra nhiều nhưng thường các bên sẽ tự thỏa thuận được nên có ít các bản án vềtranh chấp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Trong thời gian tới, pháp luật cầnquy định một cách cụ thể, rõ ràng để các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng có thể bảo đảm được quyềnvà lợi ích của mình.Từ khóa: đối tượng, hợp đồng, không thể thực hiện được, giao kết, vô hiệu.1. MỞ ĐẦUHàng ngày, có vô số các hợp đồng được giao kết, từ những hợp đồng đơn giản thường thấy như hợp đồnggửi giữ xe, mua bán các loại trang thiết bị gia đình như: ti vi, tủ lạnh, máy giặt…vay mượn tiền, tài sảnđến những hợp đồng lớn, phức tạp như hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồngmua bán nhà ở, hợp đồng thương mại, đầu tư…Nhìn chung, bên cạnh số lượng lớn hợp đồng được giaokết phù hợp với quy định của pháp luật, có giá trị thi hành thì vẫn còn có những hợp đồng vô hiệu do viphạm những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đối tượng không thể thực hiện được cũng là một trongcác điều kiện làm cho hợp đồng vô hiệu và được quy định tại Điều 408 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm2015. Tuy nhiên, trường hợp này trong thực tiễn xảy ra nhiều nhưng thường các bên sẽ tự thỏa thuậnđược nên số lượng các bản án về tranh chấp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện đượckhông nhiều. Để tìm hiểu về vấn đề này một cách cụ thể hơn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu khoahọc: “Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.” để tìm hiểu, phân tích cụ thể.2. NỘI DUNG2.1. Lý luận chung về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện đượcTrong quy định về hợp đồng vô hiệu, BLDS và luật khác có liên quan của Việt Nam không có một địnhnghĩa cụ thể nào về “hợp đồng vô hiệu” [4]. Thông thường, hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu nếu thiếu mộttrong các điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117 BLDS. Tuy nhiên, ngoài các quy định về giaodịch dân sự vô hiệu từ Điều 122 đến Điều 133 BLDS, hợp đồng dân sự còn bị vô hiệu khi có đối tượng 1810không thể thực hiện được (tức là hợp đồng được giao kết mà không vi phạm các điều kiện có hiệu lực tạiĐiều 117 BLDS) [5, tr.606].Căn cứ theo quy định tại Điều 408 BLDS 2015 cũng như cách giải thích và áp dụng pháp luật của các cơquan xét xử, chế tài vô hiệu chỉ được áp dụng khi có đủ 2 điều kiện: đối tượng của hợp đồng không thểthực hiện được và thời điểm để xem xét sự bất khả thi này là thời điểm giao kết hợp đồng.Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được:+ Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện do không tồn tại: Điều 408 BLDS năm 2015 khẳng địnhkhi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng bị vô hiệu bất kể việc đó xuất phát từnguyên nhân khách quan hay chủ quan. Đối tượng của hợp đồng là một bộ phận quan trọng của nội dunghợp đồng. Nếu đối tượng của hợp đồng không tồn tại, hợp đồng không thể thực hiện được và có thể bịtuyên bố vô hiệu. Ví dụ như A muốn thuê kho của B để gửi giữ hàng hóa, tuy nhiên trong quá trình giaokết hợp đồng do sự cố chập điện mà hàng hóa của A bị cháy hết nên không còn hàng để nhờ gửi giữ tạikho của B. Sự việc cháy hàng hóa là vì lý do khách quan, do vậy tại thời điểm giao kết đối tượng củahợp đồng không còn tồn tại mà các bên không biết nên hợp đồng gửi giữ tài sản giữa A và B vô hiệu docó đối tượng không thể thực hiện được.+ Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được một cách tuyệt đối và khách quan: Trong trườnghợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được một cách tuyệt đối và khách quan thì hợp đồng bịvô hiệu. Trong trường hợp này, không ai có thể thực hiện được, không chỉ riêng bên có nghĩa vụ phảithực hiện nên hợp đồng vô hiệu.+ Tại thời điểm giao kết, đối tượng của hợp đồng không được xác định rõ ràng: Trong trường hợp này,đối tượng có tồn tại nhưng không được xác định cụ thể nên không thể thực hiện. Ví dụ: Một cá nhân sởhữu 2 mảnh đất cạnh nhau và muốn bán 1 mảnh nhưng không nêu rõ là mảnh đất nào trong hợp đồng thìhợp đồng không thể thực hiện.Thứ hai, thời điểm giao kết hợp đồng: Tại thời điểm giao kết, đối tượng của hợp đồng có thể thực hiệnđược nhưng trong thời gian thực hiện hợp đồng, đối tượng trở nên không thể thực hiện được thì hợp đồngsẽ không thể bị vô hiệu mà sẽ bị chấm dứt. Quy định này được thể hiện rõ tại khoản 5 Điều 422 BLDS2015, theo đó hợp đồng chấm dứt nếu hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng không còn.Ngoài ra, Điều 120 BLDS 2015 cũng dự liệu như sau: “Nếu tại thời điểm giao kết, các bên coi việc đốitượng sẽ hình thành trong tương lai là điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ hợp đồng thì sẽ áp dụng các quyđịnh về hợp đồng có điều kiện” [9].2.2. Thực tiễn hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện đượcThực tế xảy ra nhiều trường hợp hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. Ví dụ, tại Bảnán dân sự sơ thẩm số 50/2021/DS-ST ngày 08/0 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: