Danh mục

Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh

Số trang: 9      Loại file: docx      Dung lượng: 42.23 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi chữ Hán (Hán tự 漢 字) được phát ra bằng một âm tiết 音 節 (syllable). Nói đơn giản, âm thanh nổ ra một phát thì kể là một âm tiết. Thí dụ, từ « 漢 語 » (Hán ngữ) gồm hai chữ 漢 và 語 , được phát ra bằng hai âm tiết hàn (đọc như hán trong tiếng Việt) và yǚ (đọc như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi). Tham khảo nội dung bài viết "Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn" để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn - Lê Anh Minh Phát âm Bắc Kinh với phiên âm Pīnyīn Vietsciences­ Lê Anh Minh    2006     Mỗi chữ Hán (Hán tự ? ?) được phát ra bằng một âm tiết ? ? (syllable). Nói đơn giản, âm  thanh nổ ra một phát thì kể là một âm tiết. Thí dụ, từ « ? ? » (Hán ngữ) gồm hai chữ ?   và  ? , được phát ra bằng hai âm tiết hàn (đọc như hán trong tiếng Việt)  và yǚ (đọc  như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi).   Để ghi âm của chữ Hán, người ta dùng hệ thống phiên âm. Có nhiều hệ phiên âm chữ  Hán, nhưng hiện nay hệ phiên âm pīnyīn (bính âm ? ? ) của Bắc Kinh được xem là tiêu  chuẩn. Thí dụ: chữ ? được phiên âm là hàn, chữ ? được phiên âm là yǚ.   Một âm tiết gồm ba yếu tố: 1­ phụ âm đầu (thanh mẫu ? ? ), 2­ vần (vận mẫu ? ? ),  3­ thanh (thanh điệu ? ? ). Thí dụ: ­ chữ ? được phiên âm là hàn, âm tiết này có phụ âm đầu là h­ , vần là ­an , thanh là \.  (hàn đọc như hán trong tiếng Việt). ­ chữ  ? được phiên âm là yǚ, âm tiết này không có phụ âm đầu, chỉ có vần là yü ,  thanh là v. (yǚ đọc như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi).   phiên  phụ âm  vần  đọc như  chữ  phiên âm  thanh (than âm  đầu (thanh  (vận  tiếng  Hán Hán Việt h điệu) pinyin mẫu) mẫu) Việt ? HÁN hàn h­ ­an \ hán ? NGỮ yǚ (không có) yü v duỳ (Chú ý: Một âm tiết có thể không có phụ âm đầu ; nhưng bắt buộc phải có vần và thanh)   1. THANH (thanh điệu ? ? )   Chữ Hán có 5 thanh, ký hiệu là: – ,  /  ,  v  , \ ,.. Thí dụ: âm tiết ma (đọc như ma trong  tiếng Việt) gắn thêm thanh điệu sẽ là: mā , má , mǎ , mà , mạ. Trong một số từ điển  Hán ngữ và sách giáo khoa dạy Hán ngữ, vì lý do kỹ thuật, người ta thay thế 5 ký hiệu  trên bằng các con  số: ma1 (= mā ), ma2 (= má ), ma3 (= mǎ ), ma4 (= mà ), ma hay ma5 (= mạ ).   ­ mā : đọc như ma (ma quái) trong tiếng Việt. ­ má : đọc như mả (mồ mả ) trong tiếng Việt. ­ mǎ : đọc như mạ (mạ non) trong tiếng Việt. ­ mà : đọc như má (ba má, lúa má) trong tiếng Việt. ­ mạ (= ma): đọc nhẹ như ma (ma quái) trong tiếng Việt. (Thanh này đọc nhẹ nên gọi  là khinh thanh ? ? , thường thường được viết không dấu chấm, tức là viết ma thay  vì mạ ).   So sánh: Thanh  – tương đương không dấu của tiếng Việt. Thanh  / tương đương dấu hỏi của tiếng Việt. Thanh  v tương đương dấu nặng của tiếng Việt. Thanh \ tương đương dấu sắc của tiếng Việt. Thanh • tương đương không dấu của tiếng Việt, đọc rất nhẹ. Chú ý quan trọng: Dấu thanh điệu /  và \ không tương ứng dấu sắc / và dấu  huyền  \ tiếng Việt. Xin đừng để chúng gây lẫn lộn.   Ta thử click vào , để nghe lần lượt 5 âm tiết: ma (đánh vần «mơ ­ a ­  ma»), mā , má , mǎ , mà ; (khinh thanh được đọc trước). Trong phần phát âm ở sau, ta  cũng sẽ theo đúng thứ tự đó; tức là: khinh thanh , – , / , v , \.   Luật biến đổi thanh điệu: (1) Hai thanh v kế nhau, thì thanh v trước biến thành /.  Tức là v + v = / + v.  Thí dụ: ­ nǐ hǎo đọc là ní hǎo (chào anh/chị). ­ hěn hǎo đọc là hén hǎo (rất tốt/khoẻ). ­ yǒng yuǎn đọc là yóng yuǎn (vĩnh viễn). (2) Ba thanh v kế nhau, thì hai thanh v trước biến thành /.  Tức  là v + v + v = / + / + v.  Thí dụ: ­ zǒng lǐ fǔ đọc là zóng lí fǔ (phủ thủ tướng). ­ zhǎn lǎn guǎn đọc là zhán lán guǎn (nhà triển lãm).   2. PHỤ ÂM ĐẦU (thanh mẫu ? ? )   Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 21 phụ âm đầu: b , p , m , f , d , t , n , l , g , k , h , j , q , x , zh , ch , sh , r , z , c , s. (Ở đây sắp xếp theo cách phát âm, chứ không theo thứ tự alphabet.)   Mô tả: Ký hiệu để so sánh: VN = Việt Nam; BVN = giọng miền Bắc Việt Nam; NVN = giọng  miền Nam Việt Nam. Trong phần phát âm ở sau, ta sẽ theo đúng thứ tự: [đánh  vần] khinh thanh , – , /, v , \. ­ b : phát âm như p (VN), hơi bặm môi, không bật hơi; thí dụ: pà pa pán pánh pò pị pỏ  pót pa pốn pữa... Lắng nghe:  ([đánh vần] ba, bā, bá, bă, bà). ­ p : phát âm như p (VN), bặm môi nhiều, bật hơi khá mạnh; thí dụ: pà pa pán pánh pò  pị pỏ pót pa pốn pữa... Lắng nghe:   ([đánh vần] pa, pā, pá, pă, pà). ● b và p là một đôi, p được phát âm bặm môi và bật hơi mạnh hơn b. ­ m : phát âm y như m (VN); thí dụ: mù mờ mây mưa mịt mùng man mác mênh mông...  Lắng nghe:  ([đánh vần] ma, mā, má, mă, mà). ­ f : phát âm y như ph (VN); thí dụ: phụng phịu phu phen phù phù phờ phạc phì phò...  Lắng nghe:  ([đánh vần] fa, fā, fá, fă, fà). ­ d : phát âm y như t (VN); thí dụ: tình tiền tù tội toan tính từ từ tự tử... Lắng  nghe:  ([đánh vần] da, dā, dá, dă, dà). ­ t : phát âm y như th (VN); thí dụ: thùng thình thủng thẳng thủng thỉnh thậm thụt thẫn  thờ... Lắng nghe:  ([đánh vần] ta, tā, tá, tă, tà). ­ n : phát âm y như n (VN); thí dụ: nó nấu nướng não nùng nông nỗi này... Lắng  nghe:  ([đánh vần] na, nā, ná, nă, nà). ­ l : phát âm y như l (VN); thí dụ: lầm ...

Tài liệu được xem nhiều: