Danh mục

Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và xuất khẩu chè trong giai đoạn hội nhập

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.81 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này ngoài việc tổng quan về ngành chè trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những cơ hội, khó khăn gặp phải của ngành chè nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì còn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và xuất khẩu chè trong giai đoạn hội nhập, nhất là khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi môi trường cạnh tranh trong kinh doanh, giúp thu hẹp khoảng cách và theo kịp các nước phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và xuất khẩu chè trong giai đoạn hội nhập INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP Nguyễn Thị Khánh Phương, Học viện Ngân hàng Tóm tắt: Chè của Việt Nam là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới,nên ngành chè giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Trước yêu cầu phát triển củangành kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tồn tại và phát triển vữngchắc đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và xuất khẩu chè phải có những bước chuẩn bịthích hợp. Do đó bài viết này ngoài việc tổng quan về ngành chè trong thời gian qua, đồng thời chra những cơ hội, khó khăn gặp phải của ngành chè nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thìcòn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và xuất khẩuchè trong giai đoạn hội nhập, nhất là khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi môitrường cạnh tranh trong kinh doanh, giúp thu hẹp khoảng cách và theo kịp các nước phát triển. Từ khóa: doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất và xuất khẩu, hội nhập kinh tế DEVELOPING SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES FOR MANUFACTURE AND EXPORT OF TEA IN THE INTEGRATION PERIOD Abstract: Vietnams tea is one of the worlds fifth largest agricultural export products, so the teaindustry holds an important position in the national economy. Before the developmentrequirements of the economy, especially in the process of international economic integration forsurvival and development requires the small and medium-sized enterprises in manufacturing andexport of tea to take steps to prepare like. Therefore, this article but to point out the opportunitiesand constraints faced by the tea industry in general and businesses in particular, it also offerssolutions for the development of small and medium-sized enterprises in manufacturing and exportof tea in the integration stage, especially since the Industrial Revolution 4.0 is changing thecompetitive environment in business, helping to narrow the gap and overtake the developedcountries. Key words: Small and Medium-sized Enterprises, Manufacturer and Export, Economicintegration366 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Giới thiệu: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng gia nhập sâu hơn vào nềnkinh tế cạnh tranh gay gắt trên thế giới. Việc tham gia vào các sân chơi mới trên trường quốc tếđã mở ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Từđó, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn, sầm uất hơn. Trong số các mặt hàngnông sản xuất khẩu quan trọng, phải kể đến mặt hàng chè. Việt Nam là nước sản xuất chè lớnthứ 7 và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới đã mang lại giá trị gia tăng cao cho Việt Nam.Tuy nhiên với đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nhưng giá trị xuất khẩu của mặthàng chè vẫn còn hạn chế, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và xuất khẩu chè còn gặpnhiều khó khăn về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo các yêucầu của thương mại công bằng, về khả năng tiếp cận tài chính,…. 1. Tổng quan về ngành chè trong thời gian quaCây chè xuất hiện ở Việt Nam đã từ lâu đời, ước tính lên đến ngàn năm, hiện trên các tỉnh HàGiang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái vẫn lưu giữ những quần thể chè cổ hàng mấy trăm năm. Câychè Việt Nam được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc. Ở phía nam, cây chèchủ yếu được di thực lên Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc và chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng.Theo Hiệp hội chè Việt Nam, diện tích chè trong cả nước năm 2018 đạt khoảng 125 nghìn ha,trong đó chè kinh doanh 110 nghìn ha, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất với21.900 ha. Tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800 ha, Hà Giang 20.500 ha, Phú Thọ 16.300 ha, YênBái 11.500 ha…. Với năng suất đạt 8,5 tấn chè tươi/ha; sản xuất chè tươi 935 nghìn tấn và chèkhô 210 nghìn tấn. Xuất khẩu năm 2018 cả nước đã có 320 tổ chức và cá nhân xuất khẩu sang 70quốc gia và vùng lãnh thổ với khối lượng 127.338 tấn chè, thu về 217.834.138 USD, giảm 8,9%về lượng và giảm 4,43% về kim ngạch so với năm 2017. Các sản phẩm sản xuất và xuất khẩugồm: chè đen, chè xanh (gồm cả chè ướp hương, chè Oolong), và các loại chè khác. Thực tế chothấy chè của Việt Nam là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới sauTrung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kê Nya. Sản lượng chè xanh của Việt Nam đang đứng thứ 2 thếgiới sau Trung Quốc. Trong đó Pakistan là thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam nhất, ĐàiLoan là thị trường lớn thứ hai và Nga là thị trường lớn thứ 3. Chè đen Việt Nam là sản phẩmđược ưa chuộng nhất tại nhiều thị trường trong đó có EU và Mỹ. Bảng 1: 10 thị trường xuất khẩu chè lớn nhất trong năm 2018 Năm 2018 +/- so với năm 2017 (%)* Thị trường Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng Trị giáTổng kim ngạch XK 127.338 217.834.138 -8,9 -4,43Pakistan 38.213 81.632.660 19,42 18,82Đài Loan (TQ) 18.573 28.752.190 6 5,35 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: