![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN LÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY NGUYỄN VĂN HOÀ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGUYỄN MINH HƯNG Trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Đại học Huế Tóm tắt: Đội ngũ giảng viên là biểu hiện tiêu biểu về năng lực đào tạo, nghiên cứu, vị thế và thương hiệu của các trường đại học; họ là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc triển khai thắng lợi mọi chủ trương của nhà trường. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên chính là vấn đề cơ bản của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong các trường đại học hiện nay. Để có một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ các gải pháp tương ứng với các mặt đó. Từ khoá: đội ngũ giảng viên, đổi mới giáo dục và đào tạo.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng đào tạo ở trong các cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc vào nhiều điềukiện, nhưng điều kiện tiên quyết và cơ bản nhất vẫn là đội ngũ giảng viên. Thực tiễn chothấy rằng, nếu đội ngũ giảng viên yếu, kém, bất cập thì dù có chương trình mới, nộidung mới, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo đượcchất lượng giáo dục và đào tạo. Cạnh tranh về sức mạnh của một cơ sở đào tạo đại họclà cạnh tranh về chất lượng đào tạo, do đó cũng chính là cạnh tranh về đội ngũ giảngviên. Chính vì thế, việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại họcluôn là vấn đề cơ bản và chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ támBan Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạođã chỉ rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục và đào tạo” [ 1, tr.136].2. NỘI DUNG2.1. Đội ngũ giảng viên đại học và vai trò của nó đối với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay Nói đến đội ngũ là nói đến một tập thể người gắn bó với nhau theo cùng một lýtưởng, có mục đích chung, làm việc theo kế hoạch và gắn bó nhau về mặt lợi ích tinhthần và vật chất cụ thể. Mỗi người tùy theo vị trí của mình trong hệ thống chỉnh thể đểcó vai trò, chức trách và nhiệm vụ tương ứng. Do đó, mỗi thành viên với tư cách là mộtyếu tố của hệ thống dù có chức trách, nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả đều phải hướngđến thực hiện nhiệm vụ chung của cả một hệ thống, tất cả đều phải chịu sự quản lýthống nhất về thể chế và tổ chức. 195TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Đội ngũ giảng viên đại học là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáodục trong các trường đại học và học viện, được tổ chức thành một lực lượng cùng chungmục đích, nhiệm vụ của giáo dục đại học đề ra. Với chức năng giảng dạy, giáo dục trong các trường đại học và học viện, đội ngũgiảng viên trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào đào tạo, bồi dưỡng nguồnlực con người - nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự nghiệp đổi mớiđất nước. Đội ngũ giảng viên đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên những chuyểnbiến tích cực trên tất cả các mặt của giáo dục đại học ở nước ta. Tri thức là nền tảng của tiến bộ xã hội mà giảng viên chính là lực lượng nòng cốttruyền bá tri thức; lực lượng trực tiếp bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực, đặcbiệt là nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứngdụng khoa học và công nghệ, tái cấu trúc lại nền kinh tế, là lợi thế cạnh tranh quan trọngnhất bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững. Mục tiêu giáo dục đại học ở nước tahiện nay là: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triểnphẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học” [1, tr.124].Đội ngũ giảng viên có trình độ cao thì mới đào tạo được nguồn nhân lực có hàm lượngchất xám cao; có thầy giỏi thì mới có trò giỏi; có thầy tốt thì mới có trò tốt. Mục tiêutổng quát của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đó chính là chất lượngvà hiệu quả của giáo dục và đào tạo. Vì thế, phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề cơbản của đổi mới giáo dục và đào tạo đại học hiện nay. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,các trường đại học phải sử dụng nhiều nguồn lực như: nguồn lực tài chính, nguồn lựcđất đai, nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực khoa học, công nghệ và nguồn lực giảngviên. Trong đó, nguồn lực giảng viên là nguồn lực quyết định, là n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới giáo dục và đào tạo Phát triển đội ngũ giảng viên Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Rèn luyện năng lực tự học Đổi mới phương pháp giảng dạyTài liệu liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
10 trang 169 0 0 -
Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh trung học phổ thông
13 trang 159 0 0 -
Ghi nhật ký – một hình thức đánh giá mới mẻ
4 trang 127 0 0 -
Giải pháp cơ bản nâng cao vai trò cố vấn học tập của giảng viên khoa Tài chính kế toán
6 trang 113 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp xây dựng thư viện sách điện tử
12 trang 98 0 0 -
Đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng viết tiếng Anh ở trung học phổ thông Việt Nam
13 trang 93 0 0 -
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Sao Đỏ
8 trang 71 0 0 -
Ứng dụng Moodle để tổ chức thi trắc nghiệm tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Đại học Hoa Lư
16 trang 68 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm giúp học sinh tiểu học yêu thích môn Tin học
6 trang 63 0 0 -
12 trang 51 0 0