Danh mục

Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Việt Nam: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.86 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, trên cơ sở đặc thù của hoạt động quản lí nhân sự trong trường trung học phổ thông chuyên và kế thừa các kinh nghiệm quản lý nhân sự trong giáo dục học sinh năng khiếu, tài năng ở một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhân sự trong nhà trường THPT chuyên ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Việt Nam: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới 484 PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VIỆT NAM: KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Nguyễn Minh Tường1 Tóm tắt: Đội ngũ nhà giáo là lực lượng giữ vai trò quyết định đối với hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế, phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hoạt động giáo dục. Với trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo càng đặc biệt quan trọng, gắn liền với nhiệm vụ của trường chuyên là phát triển toàn diện người học, phát hiện học sinh giỏi, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong bài viết này, trên cơ sở đặc thù của hoạt động quản lí nhân sự trong trường trung học phổ thông chuyên và kế thừa các kinh nghiệm quản lý nhân sự trong giáo dục học sinh năng khiếu, tài năng ở một số quốc gia trên thế giới, chúng tôi đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhân sự trong nhà trường THPT chuyên ở Việt Nam. Từ khóa: năng khiếu, giáo dục năng khiếu, phát triển giáo viên, trường trung học phổ thông chuyên.1. Phát triển đội ngũ giáo viên trong trường trung học phổ thông chuyên1.1. Giáo dục học sinh năng khiếu và yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên ởtrường trung học phổ thông chuyên Khái niệm “năng khiếu” (giftedness) đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trênphạm vi thế giới. Hiệp hội Quốc gia về trẻ em năng khiếu của Mỹ đưa ra quanđiểm: năng khiếu có thể được biểu hiện trong một hoặc nhiều lĩnh vực như trítuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, lãnh đạo hay một lĩnh vực học thuật đặc thù như vănchương, toán học, khoa học [6]. Gagné, F. trong Phát triển tài năng học tập và vấn1 Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ; NCS QH 2016 S, Trường Đại học Giáo dục; Email: nmtuong@moet.edu.vn .PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN VIỆT NAM: ... 485đề bình đẳng trong giáo dục năng khiếu định nghĩa “năng khiếu” như là một tốchất tự nhiên vượt trội (outstanding natural abilities) ở ít nhất một khía cạnh nănglực nào đó về tinh thần (mental) hoặc thể chất (physical) [10, tr.11]. Không phảitất cả những trẻ em có năng khiếu đều nhìn nhận và hành động như nhau. Việc xácđịnh số lượng trẻ em có năng khiếu phụ thuộc vào số lĩnh vực được đo lường vàphương pháp được sử dụng để đo lường. Tuy nhiên, một con số được nhiều ý kiếntán đồng là có khoảng 10% trẻ em tài năng trong tổng số trẻ cùng độ tuổi. Điều nàylà chỉ dẫn quan trọng để xác định các dịch vụ giáo dục giúp trẻ em năng khiếu cócơ hội phát triển. Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở Việt Nam bắt đầu từ nhữngnăm 1960 với mô hình lớp “Toán đặc biệt” của trường Đại học Tổng hợp và cáckì thi học sinh giỏi toàn miền Bắc. Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống trườngchuyên và các môn chuyên được mở rộng, các kì thi chọn học sinh giỏi quốc giađược tổ chức xuyên suốt 3 cấp từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổthông. Từ khi thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), hệ thống trường chuyên được triển khai ở khối Trung học phổ thông. Điều62, Luật Giáo dục 2005 xác định: “Trường THPT chuyên được thành lập ở cấpTHPT dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triểnnăng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thôngtoàn diện” [1]. Thuộc loại hình trường chuyên biệt, trường THPT chuyên vừa thực hiện nhiệmvụ chung của trường THPT quy định tại Điều 3, Điều lệ trường THCS, THPT vàtrường THPT có nhiều cấp học; vừa thực hiện những nhiệm vụ riêng được quy địnhtại Điều 2, Quy chế trường THPT chuyên. Cụ thể, trường THPT chuyên “phát hiệnnhững học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triểnnăng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàndiện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôndân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếptục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [2]. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn chuyên tại các trường THPT chuyên vìvậy cần có những năng lực nghề nghiệp đặc thù để khuyến khích học sinh pháttriển năng khiếu. Bên cạnh việc đáp ứng những quy định chung về chuẩn nghềnghiệp, chúng tôi xác định các năng lực nghề nghiệp đặc trưng của giáo viên THPTchuyên, bao gồm: + Trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động ở trường THPT chuyên. + Có khả năng xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thứcchuyên môn; tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 486 PROCEED ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: