Danh mục

Phát triển giao thông bền vững ở đô thị: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.71 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phát triển giao thông bền vững ở đô thị: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" tập trung tìm hiểu kinh nghiệm, nguyên nhân thành công cũng như thất bại trong việc thực hiện các chính sách phát triển giao thông đô thị bền vững ở Singapore, Ấn Độ và Bồ Đào Nha. Trên cơ sở đó, bài viết cũng rút ra được một số bài học cho phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển giao thông bền vững ở đô thị: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG BỀN VỮNG Ở ĐÔ THỊ: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Đào* Nguyễn Thị Ánh Vân** Tóm tắt: Với phương pháp tổng quan các tài liệu thứ cấp về phát triển giao thông đô thị bền vững của một số nước trên thế giới, bài viết tập trung tìm hiểu kinh nghiệm, nguyên nhân thành công cũng như thất bại trong việc thực hiện các chính sách phát triển giao thông đô thị bền vững ở Singapore, Ấn Độ và Bồ Đào Nha. Trên cơ sở đó, bài viết cũng rút ra được một số bài học cho phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam như: i) Chính sách cần có tầm nhìn dài hạn và tổng thể (ii) Chuẩn bị tốt về các điều kiện hạ tầng, hạ tầng phải đi trước một bước so với tốc độ tăng dân số và đô thị hoá (iii) Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và cung cấp dịch vụ giao thông công cộng thuận lợi; (iv) Tích hợp các thiết bị, hệ thống, mô hình quản lý thông minh trong việc quản lý nhu cầu đi lại của người dân; (v) Tích hợp thành công giữa quy hoạch giao thông và sử dụng đất (vi) Phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo sự kết nối giữa các tuyến đường sử dụng xe đạp và khu vực sử dụng giao thông công cộng Từ khóa: Đô thị; Đô thị bền vững; Giao thông bền vững. 1. Đặt vấn đề Giao thông là mắt xích quan trọng trong quy hoạch đô thị và phát triển công nghiệp thành phố. Tuy nhiên hiện nay, phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực này trên toàn cầu trong năm 2018 đạt 8,5 GtCO2eq và chiếm 14% tổng lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, vận tải đường bộ là thành phần đóng góp lớn nhất cho lượng khí thải này (6,1 GtCO2eq, chiếm 73% tổng lượng phát thải ngành) (William F.L et al, 2021). Do đó, phát triển giao thông bền vững là một khía cạnh quan trọng để đạt được mục tiêu đô thị bền vững. Ở Việt Nam hiện nay, giao thông đô thị cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn như; (i) Tỷ lệ đất dành cho giao thông quá thấp ở các đô thị lớn RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 10-12%/năm; (iv) Ùn tắc đang là vấn đề nan giải tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; tai nạn giao thông chưa kiểm soát được1. Chính vì vậy, học hỏi kinh nghiệm phát triển từ các nước để rút ra các bài học trong việc phát triển giao thông đô thị hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam là điều cần thiết. 2. Tổng quan tài liệu Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi của Trung tâm Giao thông Vận tải Bền vững (The Centre for Sustainable Transportation (2005), giao thông bền vững là một hệ thống: (i) Cho phép các nhu cầu tiếp cận cơ bản của các cá nhân và xã hội được đáp ứng một cách an toàn, phù hợp với sức khỏe của con người và hệ sinh thái, đồng thời đạt được sự công bằng trong và giữa các thế hệ; (ii) Có giá cả phải chăng, hoạt động hiệu quả, cung cấp nhiều lựa chọn về phương thức vận tải và hỗ trợ nền kinh tế sôi động; (iii) Hạn chế phát thải và chất thải trong phạm vi khả năng hấp thụ của khu vực, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên không thể tái tạo và (iv) Hạn chế tiêu thụ tài nguyên tái tạo đến mức sản lượng bền vững và tạo ra tiếng ồn. Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự can thiệp chính sách trong hướng tới các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, theo đó điều kiện tiên quyết không thể thiếu để thực hiện các chính sách này là quản trị và lập kế hoạch tốt (Wiederkehr. P. et al (2004); Litman, T. (2011)). Xianbo, Z. et al (2020), tiến hành tổng hợp từ 882 bài báo có liên quan đến giao thông bền vững từ năm 2000-2019 đã chỉ ra chín chủ đề nghiên cứu nóng về lĩnh vực này, trong đó vấn đề về chính sách chiếm vị trí quan trọng thứ hai sau các chỉ số giao thông bền vững và mô hình hoạt động. Karl, S. et al (2016) Rahmann, M. & Chin, H.C (2019); Diao, M. (2020), tập trung phân tích các chính sách, công cụ chính sách đưa đến sự thành công trong phát triển giao thông đô thị bền vững ở Singapore như (i) Không khuyến khích việc di chuyển bằng phương tiện cơ giới cá nhân; (ii) Thúc đẩy sự di chuyển công cộng và chia sẻ xe đạp; và (iii) Áp dụng cách tiếp cận tổng hợp để sử dụng đất và quy hoạch giao thông; Mani, A., et al (2012); Ahmad, T. & Chang, J.S (2020) đưa ra các vấn đề mà hiện nay giao thông ở các đô thị Ấn Độ đang phải đối mặt đó là tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, sự hạn chế về tài chính, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đột biến trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được….. Serdoura, F. (2018); Albuquerque, V. et al (2021) nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới đi xe đạp trong phát triển giao thông đô thị bền vững ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Nhìn chung, các nghiên cứu chủ yếu tập trung hoặc là nghiên cứu về một khía cạnh duy nhất của tính bền vững trong giao thông hoặc là làm việc trên nhiều khía cạnh trong đó đề cao vai trò quan trọng của chính sách, công cụ chính sách cũng như là các giải pháp có liên quan…trong phát triển giao thông bền vững tại các đô thị của các quốc gia. 1 Tham khảo tại https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/51314/phat-trien-giao-thong-do-thi-ben-vung---muc-tieu-phan- dau-cua-cac-do-thi-o-viet-nam.aspx 367 QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 3. Kinh nghiệm quốc tế 3.1. Kinh nghiệm Bồ Đào Nha: Trường hợp thủ đô Lisbon Lisbon là thủ đô của Bồ Đào Nha, có dân số khoảng 508.368 người. Thành phố là trung tâm của vùng đô thị Lisbon - nơi sinh sống của 2 triệu người (chiếm 20% dân số cả nước). Cư dân trong vùng đô thị Lisbon di chuyển đến thành phố trung tâm chủ yếu bằng tàu điện ngầm và phương tiện cá nhân. Hệ thống t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: