Danh mục

Phát triển năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học thông qua phương pháp dạy học theo góc cho sinh viên khoa Hóa học - ĐHSP Huế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 600.89 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo giới thiệu cơ sở lí luận của PPDH theo góc, áp dụng PPDH này vào một tiết học cụ thể trong chương trình THPT và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lâp ṿà thưc hiện ḳế hoạch dạy hoc̣ cho sinh viên sư phạm Hóa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển năng lực lập và thực hiện kế hoạch dạy học thông qua phương pháp dạy học theo góc cho sinh viên khoa Hóa học - ĐHSP HuếPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌCTHÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓCCHO SINH VIÊN KHOA HÓA HỌC - ĐHSP HUẾNGUYỄN THỊ THÙY TRANGKhoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếTóm tắt: Năng lực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch dạy ho ̣c là năng lực sư phạmtất yếu không thể thiế u đối với sinh viên ngành sư phạm, được rèn luyệnthông qua học phần thực hành phương pháp da ̣y ho ̣c (PPDH) Hóa ho ̣c.PPDH theo góc - là mô ̣t trong những phương pháp phát huy tính tić h cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo cho người ho ̣c. Tuy nhiên qua khảo sát, sinh viênchưa áp dụng nhiều PPDH tić h cực vào kế hoa ̣ch dạy ho ̣c. Bài báo giới thiệucơ sở lí luận của PPDH theo góc, áp dụng PPDH này vào một tiết học cụ thểtrong chương trình THPT và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nănglực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch dạy ho ̣c cho sinh viên sư phạm Hóa học.Từ khóa: Năng lực lâ ̣p và thực hiê ̣n kế hoa ̣ch bài ho ̣c, phương pháp dạyhọc, dạy học theo góc1. ĐẶT VẤN ĐỀTheo điều 24.2 của Luật Giáo dục, Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớphọc, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vàothực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [5].Để thực hiện mục tiêu đó, việc đổi mới PPDH là cần thiết.Muốn đổi mới cách dạy, cách học trước hết người giáo viên phải đổi mới chính PPDHcủa mình, thông qua việc hình thành và trau dồi các kĩ năng thiết kế bài dạy theo hướngtích cực hóa người học, đổi mới cách thức tổ chức một tiết dạy phát huy tính chủ độngcho học sinh cũng như nhiều kĩ năng sư phạm khác. Trong đó đổi mới năng lực lâ ̣p vàthực hiê ̣n kế hoa ̣ch bài ho ̣c [1] là khâu then chốt đầu tiên, quyết định sự thành công haykhông của tiết dạy. Do đó việc hình thành năng lực này là thiết yếu, bởi đây là năng lựcgia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm làm phù hợp tối đavới đặc điểm lứa tuổi, trình độ, kinh nghiệm của học sinh và đảm bảo logic sư phạm.Năng lực này sinh viên được tiếp cận nhiều hơn thông qua học phần thực hành PPDHHóa ho ̣c. Qua khảo sát giáo án và tập giảng của sinh viên cho thấy: Giáo án được thiếtkế theo kiểu đường thẳng từ trên xuống nên nội dung bài dạy có tính hệ thống, tínhlogic cao. Tuy nhiên giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là kho tri thức sốngvà học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép, suy nghĩ theo, thụ động tiếp thu kiến thức.Trong lớp học, học sinh ngồi theo các dãy bàn hướng về phía bảng và giáo viên, giáoviên điều khiển mọi hoạt động. Mă ̣c dù, nhiều sinh viên đã tích cực đổi mới PPDH, chủTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 23-31Ngày nhận bài: 20/8/2016; Hoàn thành phản biện: 09/9/2016; Ngày nhận đăng: 13/9/201624NGUYỄN THỊ THÙY TRANGđộng trong việc tìm tòi những cách thức mới như chuyển từ sử dụng phấn và bảng kếthợp với máy chiếu truyền thống sang dùng Powerpoint và các trang web. Tuy nhiên,suy cho cùng đây cũng mới chỉ là những cải tiến đôi chút về kĩ thuật mà không làm thayđổi bản chất của quá trình dạy học thụ động.Chúng ta đang hướng tới các PPDH tích cực - một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiềunước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của người học. Nó không phải là một PPDH cụ thể, chuyên biệt nàođó, cũng không phải là sự phủ nhận các PPDH truyền thống mà là muốn nhấn mạnh mộtđịnh hướng khai thác mặt tích cực của các PPDH hiện có. Ở đó, giáo viên là người giữvai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những trithức mới, nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lậpcủa học sinh từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thứccần nắm vững. Giáo án dạy học theo phương pháp này được thiết kế kiểu chiều ngangtheo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học của trò, không có mụctiêu chung, đồ dùng dạy học chung cho từng hoạt động như PPDH truyền thống. Ưuđiểm của PPDH tích cực rất chú trọng đến kĩ năng thực hành, vận dụng giải quyết cácvấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học.Bên cạnh đó, mỗi cá nhân người học có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt, có nhu cầunhận thức và khả năng phát triển trí tuệ khác nhau, có những phong cách học tập khácnhau. Do đó PPDH truyền thống khó đáp ứng được nhu cầu nhận thức cho các nhómhọc sinh có năng lực khác nhau. Mặt khác, do đặc thù môn Hóa học là môn khoa họcthực nghiệm, nếu học sinh được học tập kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thìgiờ học sẽ hấp dẫn, sinh động hơn, học sinh sẽ nhanh chóng hiểu bài, khắc sâu kiến thứchơn. Vận dụng PPDH theo góc ...

Tài liệu được xem nhiều: