Phát triển ngân hàng số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển ngân hàng số trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Phạm Thị Ngọc Ly1Tóm tắt Hiện nay, công nghệ và các ứng dụng mới trong ngành ngân hàng đang giúp cácgiao dịch diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Đã córất nhiều ngân hàng quan tâm đến việc phát triển ngân hàng số (NHS) và đang từngbước triển khai, điều này đã thể hiện trong chiến lược cũng như thực tế hoạt động củacác ngân hàng. Tuy nhiên, phát triển NHS ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệtvề khuôn khổ pháp lý, công nghệ, kỹ thuật và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng mớicủa khách hàng. Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm phát triển NHS tại một số quốc gia trênthế giới, thực trạng phát triển NHS tại Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp phát triểnhệ thống NHS ở Việt Nam trong bối cảnh mới.Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ thông tin, Ngân hàng số, Ngân hàngthương mại.1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã tạo ra những đột phá mới trongứng dụng công nghệ, với sự hội tụ của những công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT),điện toán đám mây và siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)…đangthúc đẩy sự thay đổi, tạo ra sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin (CNTT),làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra tại các quốc gia trên thế giới trong đó có ViệtNam, tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -xã hội bao gồm cả lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Hồng Thanh (2020), có bảy xu hướng ứng dụngcông nghệ số vào hoạt động dịch vụ ngân hàng đó là: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI): Trong triển khai các dịch vụ khách hàng, cụ thểlà chatbot và robot nhằm cho phép người dùng truy cập 24/7 để thực hiện các dịch vụngân hàng. Công nghệ này giúp các ngân hàng đưa ra các quyết định quản lý rủi ro, chovay và tăng cường bảo mật. Công nghệ chuỗi khối (blockchain): Công nghệ này được dự doán là xu thế củatương lai bởi tính minh bạch, bảo mật và chi phí tương đối thấp. Blockchain được ứng dụngtrong các hoạt động ngân hàng như chuyển khoản, xây dựng hệ thống nhận diện khách hàngdựa trên sổ cái phân tán, cho phép người dùng xác minh danh tính một cách dễ dàng.1 Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Email: ptnly@kontum.udn.vn, Số điện thoại: 0963121069908 Dữ liệu lớn (Big Data): lượng dữ liệu được tạo ra bởi các giao dịch trong ngânhàng là rất lớn. Việc phân tích dữ liệu lớn không chỉ giúp xác định xu hướng thị trườngmà còn giúp các ngân hàng hợp lý hóa các quy trình nội bộ và giảm rủi ro để duy trì cáclợi thế cạnh tranh. Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA): Được ứng dụng trong các hoạt độngthường ngày của ngân hàng như trả lời, tư vấn cho khách hàng và ra quyết định cho vaynhanh chóng...Việc này giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí hoạt động và giảm thiểu sai sót. Giao diện giọng nói (Chatbot): Được thiết kế dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo(AI), công nghệ này giúp khách hàng kết nối với ngân hàng theo cách mà họ mong muốn.Hiện các ngân hàng trên thế giới đã triển khai công nghệ này để giảm chi phí và đáp ứngmong đợi của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giao diện lập trình ứng dụng (API) mở: Hỗ trợ các ngân hàng tiếp cận đến dữliệu khách hàng một cách dễ dàng thông qua việc dữ liệu của khách hàng được tạo sẵncho các bên thứ ba không có mối quan hệ chính thức với các ngân hàng. An ninh mạng: Là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổisố của hệ thống ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro. Các ngân hàng hiện đang áp dụng cácgiải pháp về công nghệ bảo mật hiện đại kết hợp với xây dựng quy trình quản trị rủi ro anninh mạng hiệu quả. Ở Việt Nam ngành ngân hàng hiện đang tập trung phát triển các ứng dụng mớitrên nền tảng công nghệ số đặc biệt các hình thức thanh toán điện tử được triển khai ápdụng rộng rãi kể cả các hoạt động trung gian thanh toán (ví điện tử, cổng thanh toán…)luôn được đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán, thuận tiện, tích hợp chặtchẽ với các ngành, các lĩnh vực khác. Theo khảo sát của Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, 96% ngân hàng thamgia khảo sát đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, trongđó 92% ngân hàng phát triển dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile, 48% có chiếnlược về tự động hóa, 16% chú ý đến chiến lược IoT, 100% ngân hàng có kế hoạch mởrộng hợp tác với các công ty Fintech để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng liênquan đến các lĩnh vực: thanh toán (92%); dịch vụ ngân hàng số (76%); dữ liệu lớn - Bigdata (68%); công nghệ Blockchain (16%) (Trần Linh; 2020). Với mô hình NHS không những giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, chi phícũng như công sức khi thanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kế toán kiểm toán Tài chính Việt Nam Ngân hàng số Phát triển ngân hàng số Cách mạng công nghiệp 4.0 Ngân hàng thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 437 1 0 -
72 trang 371 1 0
-
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 321 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 293 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 274 1 0 -
115 trang 269 0 0
-
7 trang 241 3 0
-
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 234 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 225 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 224 0 0 -
128 trang 223 0 0
-
6 trang 212 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 202 0 0 -
12 trang 194 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định trở thành Freelancer của giới trẻ Hà Nội
12 trang 191 2 0 -
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 185 0 0 -
19 trang 184 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
104 trang 174 0 0