Phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao phục vụ công tác đối ngoại của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập sâu rộng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.03 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao phục vụ công tác đối ngoại của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập sâu rộng HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0088 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP SÂU RỘNG Trần Đình Vũ Hải Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh vuhaisnv@gmail.com TÓM TẮT: Hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố. Bên cạnh những kết quả công tác đối ngoại đã đạt được, việc triển khai công tác đối ngoại tại Thành phố vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ngoại ngữ phục vụ công tác đối ngoại ngày càng sôi động của Thành phố. Xuất phát từ thực tiễn trên, với vai trò là đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước, Thành phố cần có biện pháp tăng cường trình độ, năng lực ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức, từ đó đào tạo đội ngũ thông thạo ngoại ngữ triển khai hoạt động hợp tác quốc tế, đáp ứng việc hội nhập sâu rộng, công tác đối ngoại. Từ khóa: Nguồn nhân lực ngoại ngữ, công tác đối ngoại, xu thế, giải pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của cả nước, có vai trò là động lực và nền tảng quan trọng duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho toàn bộ nền kinh tế nước nhà, do vậy, đồng thời cũng là trung tâm đối ngoại sôi nổi, nhộn nhịp, triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Trong nỗ lực đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ngoại ngữ, đối ngoại của Thành phố ngày càng được coi trọng, hết sức cấp bách trên tinh thần quán triệt tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Về đối tượng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta ý thức sâu sắc rằng nguồn nhân lực ngoại ngữ, làm công tác đối ngoại tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là cán bộ chuyên trách tại các đơn vị ngoại giao, ngoại vụ, hợp tác quốc tế, đối ngoại tại sở, ban, ngành, quận huyện, mà bắt đầu từ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, cho đến cán bộ tham mưu và phụ trách và lan tỏa ra đến doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, học giả, giảng viên, sinh viên, học sinh … Chính vì thế, công tác phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao hiện nay nỗ lực xác định đủ và đúng đối tượng tham dự để chuẩn bị nội dung các chương trình bồi dưỡng kiến thức và đào tạo kỹ năng, mở rộng hợp tác, tham gia công việc thực tế không chỉ đảm bảo yêu cầu chính trị, chuyên môn mà phải đáp ứng trúng và đúng nhu cầu, quan tâm đối ngoại, hợp tác quốc tế của xã hội, người dân, từ đó tạo nên nhiều nguồn lực, giá trị mới đóng góp chung cho phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Tình hình thế giới và khu vực có sự thay đổi nhanh chóng, công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, đòi hỏi sự bắt tay, vào cuộc nhanh, đặc biệt là tính chủ động, sáng tạo, năng động của Thành phố, trong đó có nòng cốt là nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao, cần được tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và không ngừng được cải thiện. II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A. Bối cảnh thế giới hiện nay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thế giới thay đổi toàn diện nhất, sâu sắc nhất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, sự xuất hiện và các diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu với quy mô sâu rộng, chưa từng có tiền lệ và những hệ lụy toàn diện, trầm trọng. Mặc dù môi trường quốc tế phức tạp, song với tinh thần chủ động nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước ta luôn được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần duy trì môi trường hòa bình, thu hút các nguồn lực cho phát triển, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. B. Công tác đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh Về đối ngoại, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, tích cực triển khai toàn diện các hoạt động đối ngoại trên tất cả các kênh của Đảng, Chính quyền và nhân dân; trên tất cả các trụ cột: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế… Trần Đình Vũ Hải 239 Các hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố. Năm 2019, Lãnh đạo Thành phố (cấp Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trở lên) đã dẫn đầu mười sáu đoàn đi công tác nước ngoài. Đồng thời, Thành phố đã đón tiếp trọng thị, chu đáo chín mươi tám đoàn khách quốc tế (cùng kỳ năm ngoái là một trăm mười đoàn), tiêu biểu là đoàn Ngoại trưởng Nga, Công chúa Kế vị Thụy Điển, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, Thứ trưởng Nghị sỹ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thống đốc tỉnh Nagano (Nhật Bản), Bộ trưở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao phục vụ công tác đối ngoại của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập sâu rộng HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0088 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP SÂU RỘNG Trần Đình Vũ Hải Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh vuhaisnv@gmail.com TÓM TẮT: Hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố. Bên cạnh những kết quả công tác đối ngoại đã đạt được, việc triển khai công tác đối ngoại tại Thành phố vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ngoại ngữ phục vụ công tác đối ngoại ngày càng sôi động của Thành phố. Xuất phát từ thực tiễn trên, với vai trò là đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước, Thành phố cần có biện pháp tăng cường trình độ, năng lực ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức, từ đó đào tạo đội ngũ thông thạo ngoại ngữ triển khai hoạt động hợp tác quốc tế, đáp ứng việc hội nhập sâu rộng, công tác đối ngoại. Từ khóa: Nguồn nhân lực ngoại ngữ, công tác đối ngoại, xu thế, giải pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của cả nước, có vai trò là động lực và nền tảng quan trọng duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho toàn bộ nền kinh tế nước nhà, do vậy, đồng thời cũng là trung tâm đối ngoại sôi nổi, nhộn nhịp, triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Trong nỗ lực đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ngoại ngữ, đối ngoại của Thành phố ngày càng được coi trọng, hết sức cấp bách trên tinh thần quán triệt tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Về đối tượng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta ý thức sâu sắc rằng nguồn nhân lực ngoại ngữ, làm công tác đối ngoại tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là cán bộ chuyên trách tại các đơn vị ngoại giao, ngoại vụ, hợp tác quốc tế, đối ngoại tại sở, ban, ngành, quận huyện, mà bắt đầu từ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, cho đến cán bộ tham mưu và phụ trách và lan tỏa ra đến doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, học giả, giảng viên, sinh viên, học sinh … Chính vì thế, công tác phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao hiện nay nỗ lực xác định đủ và đúng đối tượng tham dự để chuẩn bị nội dung các chương trình bồi dưỡng kiến thức và đào tạo kỹ năng, mở rộng hợp tác, tham gia công việc thực tế không chỉ đảm bảo yêu cầu chính trị, chuyên môn mà phải đáp ứng trúng và đúng nhu cầu, quan tâm đối ngoại, hợp tác quốc tế của xã hội, người dân, từ đó tạo nên nhiều nguồn lực, giá trị mới đóng góp chung cho phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Tình hình thế giới và khu vực có sự thay đổi nhanh chóng, công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, đòi hỏi sự bắt tay, vào cuộc nhanh, đặc biệt là tính chủ động, sáng tạo, năng động của Thành phố, trong đó có nòng cốt là nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao, cần được tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và không ngừng được cải thiện. II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A. Bối cảnh thế giới hiện nay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thế giới thay đổi toàn diện nhất, sâu sắc nhất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, sự xuất hiện và các diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu với quy mô sâu rộng, chưa từng có tiền lệ và những hệ lụy toàn diện, trầm trọng. Mặc dù môi trường quốc tế phức tạp, song với tinh thần chủ động nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước ta luôn được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần duy trì môi trường hòa bình, thu hút các nguồn lực cho phát triển, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. B. Công tác đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh Về đối ngoại, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, tích cực triển khai toàn diện các hoạt động đối ngoại trên tất cả các kênh của Đảng, Chính quyền và nhân dân; trên tất cả các trụ cột: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế… Trần Đình Vũ Hải 239 Các hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố. Năm 2019, Lãnh đạo Thành phố (cấp Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trở lên) đã dẫn đầu mười sáu đoàn đi công tác nước ngoài. Đồng thời, Thành phố đã đón tiếp trọng thị, chu đáo chín mươi tám đoàn khách quốc tế (cùng kỳ năm ngoái là một trăm mười đoàn), tiêu biểu là đoàn Ngoại trưởng Nga, Công chúa Kế vị Thụy Điển, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, Thứ trưởng Nghị sỹ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thống đốc tỉnh Nagano (Nhật Bản), Bộ trưở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn nhân lực ngoại ngữ Phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ Công tác đối ngoại Năng lực ngoại ngữ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 219 0 0 -
19 trang 180 0 0
-
Liên kết với doanh nghiệp đào tạo ngành công nghệ may trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 114 0 0 -
6 trang 35 0 0
-
Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
6 trang 31 0 0 -
Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy học đại học: Cơ hội và thách thức
9 trang 31 0 0 -
Giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên trường Đại học Nha Trang
8 trang 28 0 0 -
Khởi nghiệp sáng tạo theo sự phát triển các ngành công nghiệp mới
6 trang 27 0 0 -
65 trang 26 0 0
-
Vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
8 trang 26 0 0