Bài viết nêu lên thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam, cụ thể là đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và GDP của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năng suất lao động của ngành nông nghiệp và vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Để biết thêm thông tin, mời các bạn cùng xem và tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpKinh tế & Chính sách PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Bùi Thị Minh Nguyệt1, Trần Văn Hùng2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ Tổng cục Thống kê nhằm nêu lên thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam, cụ thể là đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và GDP của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năng suất lao động của ngành nông nghiệp và vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành nông nghiệp hiện đang gặp nhiều vấn đề thách thức như năng suất lao động của ngành thấp, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tuy tăng nhanh qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tốc độ tăng trưởng của ngành còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề về dịch bệnh, an toàn vệ sinh dịch tễ, an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường trong trồng trọt và chăn nuôi vẫn chưa được kiểm soát v.v. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Từ khóa: Đầu tư, GDP, ngành nông nghiệp, xuất khẩu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 1986), nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, nhất là trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp đã duy trì được mức tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực. Về cơ bản, các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có sự phát triển đáng kể, sản xuất ngày càng đa dạng cả về cơ cấu sản phẩm và loại hình tổ chức. Hệ thống sản xuất quy mô vừa và lớn đã và đang hình thành, điển hình là trong chăn nuôi, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm. Năm 2014 giá trị của ngành nông nghiệp đóng góp 18,12% GDP cho nền kinh tế và 22,57% giá trị xuất khẩu. Mặc dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu giai đoạn 2010-2014 và tiếp tục là lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cao với 9,5 tỷ USD. Ngành nông nghiệp đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Tuy nhiên, ngành 142 nông nghiệp cũng đang gặp những khó khăn nhất định. Do đó, việc đánh giá thực trạng và tìm ra những khó khănđối với sự phát triển ngành nông nghiệp nước ta là thật sự cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng của nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Dữ liệu nghiên cứu Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ tổng cục Thống kê để sử dụng phân tích, đánh giá. Cụ thể nguồn dữ liệu về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và GDP của Việt Nam; cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp; số liệu về kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp;Cơ cấu xuất khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam;cơ cấu lao động và năng suất lao động ngành nông nghiệp Việt Nam;vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp thống kê TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2016 Kinh tế & Chính sách mô tả, phương pháp phân tích kinh tế để tổng hợp và phân tích số liệu. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam - Đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và GDP Việt Nam Giai đoạn 1991 - 1995 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh bình quân 8,18%/năm (trong đó tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp 12%, dịch vụ 8,6% và nông nghiệp là 4,09%). Đây là giai đoạn gặt hái những thành quả của việc đổi mới tư duy kinh tế, mở cửa đón dòng vốn đầu tư bên ngoài vào để phát triển kinh tế. Giai đoạn 1996 2000, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 4,3% và đóng góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế khoảng 25,7%. Giai đoạn 2005 - 2014 tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm xuống và tỷ trọng đóng góp vào GDP quốc gia từ 18 - 19,21%. Bảng 1. Đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế và GDP Việt Nam qua giai đoạn 1991 - 2014 STT 1. 1.1 1.2 1.3 2. 2.1 2.2 2.3 Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng GDP chung (%) Lĩnh vực công nghiệp Lĩnh vực dịch vụ Lĩnh vực nông nghiệp Cơ cấu trong GDP (%) Lĩnh vực công nghiệp Lĩnh vực dịch vụ Lĩnh vực nông nghiệp 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2014 2014 8,18 6,94 7,51 7,01 5,63 5,98 12,00 8,60 4,09 100 28,06 41,77 30,16 10,60 5,75 4,30 100 33,49 40,81 25,70 10,25 6,96 3,83 100 38,90 39,45 21,66 7,94 7,73 3,34 100 37,89 42,90 19,21 6,25 6,31 3,20 100 38,36 42,68 18,96 7,14 5,96 3,49 100 38,50 43,38 18,12 ...