Danh mục

Philip Kotler trả lời…

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.66 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vừa qua, Philip Kotler – cha đẻ của ngành marketing hiện đại, đã tới nước Nga trong khuôn khổ dự án “Đối thoại và gặp gỡ” do Ward Howell International tổ chức hàng năm.Cuộc gặp mặt và trao đổi giữa một chuyên gia hàng đầu về marketing của thế giới và các nhà quản lý, các chuyên viên marketing của Nga đã diễn ra hết sức thú vị, sôi nổi. Business World Portal lược dịch nội dung buổi trò chuyện này để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo. E-xecutive: Thưa ông, có phải bất cứ ai cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Philip Kotler trả lời… Philip Kotler trả lời… Vừa qua, Philip Kotler – cha đẻ của ngành marketing hiện đại, đã tới nước Ngatrong khuôn khổ dự án “Đối thoại và gặp gỡ” do Ward Howell International tổ chứchàng năm. Cuộc gặp mặt và trao đổi giữa một chuyên gia hàng đầu về marketing của thếgiới và các nhà quản lý, các chuyên viên marketing của Nga đã diễn ra hết sức thú vị,sôi nổi. Business World Portal lược dịch nội dung buổi trò chuyện này để bạn đọc cóthêm thông tin tham khảo. E-xecutive: Thưa ông, có phải bất cứ ai cũng có thể trở thành chuyên viênmarketing cả, nếu như anh ta có ước muốn, hay họ buộc phải có tài năng bẩm sinh thìmới thành công? Philip Kotler (P.K.): Trong lĩnh vực marketing sẽ chẳng có chỗ cho những aikhông đủ kiến thức cũng như sự thấu hiểu khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn mọingười, nếu được đào tạo tốt, vẫn có thể trở thành những chuyên gia marketing thựcthụ. Song, điều tôi muốn nhấn mạnh là, chỉ có một số rất ít có thể thở thành chuyên giamarketing ngọai hạng, nếu như họ thực sự say mê lĩnh vực này đồng thời có sự hìnhdung, tưởng tượng tốt. Steve Jobs (Apple) và Richard Brenson (Virgin) là hai ví dụsinh động nhất có thể minh chứng cho điều này. E-xecutive: Trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, marketing đang ngàycàng có một tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống con người, vậy có nên nghĩ đến việckiếm một tấm bằng chuyên ngành marketing? Theo ông, hình thức đào tạo nào đượccoi là hiệu quả nhất đối với một chuyên gia marketing? P.K.: Bạn có biết người Nhật đào tạo nhân viên marketing như thế nào không?Các ông chủ doanh nghiệp thường tuyển những nhân viên trẻ tuổi và gửi họ tới thực tếtại các nhà máy sản xuất. Bằng cách này, các ông chủ tạo ra được sợi dây gắn kết giữanhân viên của mình với sản phẩm. Nhân viên của họ sẽ có dịp tìm hiểu sâu hơn về sảnphẩm của doanh nghiệp. Sau đó, họ được làm quen với các bộ phận khác như cungứng nguyên liệu, bộ phận phục vụ khách hàng để có thể tìm hiểu về thành phần củasản phẩm hay cung cách phục vụ người tiêu dùng, vì sao khách hàng lại than phiền vềsản phẩm, cách khắc phục sai sót nhằm bảo vệ uy tín của doanh nghiệp cũng nhưquyền lợi của người tiêu dùng. Sau đó, họ được chuyển đến bộ phận bán hàng và cuốicùng mới chuyển tới bộ phận marketing. E-xecutive: Người tiêu dùng thời nay có nhiều cơ hội để nhận được thông tinvề sản phẩm mà mình quan tâm. Và bởi vậy, họ cũng có vẻ không tin tưởng lắm vàoquảng cáo thương mại. Trong bối cảnh này, liệu các doanh nghiệp phải làm gì đểchiếm được lòng tin của khách hàng? P.K.: Để giữ được vị trí của mình trên thương trường, doanh nghiệp cần đòi hỏinhân viên của mình giám sát chặt chẽ sản phẩm/dịch vụ của mình khi tung ra thịtrường. Thậm chí, cấp lãnh đạo cũng cần phải tham gia vào quá trình này. Ví dụ, chủmột chuỗi khách sạn có thể ghé vào bất cứ khách sạn nào của mình và vờ đóng vaikhách hàng để xem thử nhân viên ở đây phục vụ khách hàng ra sao, mọi quy chuẩn màông chủ đề ra đã được thực hiện tốt hay chưa. Nếu chưa hài lòng, bạn có thể chấnchỉnh cung cách phục vụ của nhân viên để đảm bảo uy tín mà doanh nghiệp muốn tạora cho khách hàng. E-xecutive: Theo ông thì một tài năng trong lĩnh vực marketing phải là ngườithế nào? P.K.: Một tài năng trong lĩnh vực marketing phải là người có khả năng nhận racả chặng đường tạo dựng sản phẩm hay dịch vụ. Một chuyên gia marketing kể rằng, cólần anh ta hỏi một khách hàng là họ cần gì, người khách hàng này trả lời rằng, anh tamuốn có một con ngựa chạy thật nhanh. Nhưng, vị chuyên gia marketing tài năng nàylại hiểu rằng, khách hàng đang muốn có một chiếc xe hơi và dĩ nhiên là nó phải tốt hơnbất cứ con ngựa nào. … Những gì cần thiết cho các doanh nghiệp trong thời đại ngàynay – đó không chỉ là những ý tưởng mới mà còn là những con người có khả năng giảiquyết các vấn đề một cách thông minh và hiệu quả. E-xecutive: Thưa ông, liệu các kiến thức về quản trị marketing có hiệu lực nếuáp dụng vào lĩnh vực chính trị? P.K.: Các nhà chính trị đều cần đến lý thuyết và thực tiễn marketing. Họ cầncác số liệu thăm dò xã hội học nhằm hiểu rõ tiến trình chuyển biến của các nhóm cửtri. Ngày nay, các nhà chính trị đang tìm cách đưa ra chính sách mang tính “đặc thù”của mình trong nỗ lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Họ sử dụng các kênh truyềnthông khác nhau nhằm lôi cuốn cử tri. Điều này có cái tốt nhưng cũng có mặt hạn chế.Tốt ở chỗ là, các nhà chính trị rồi cũng sẽ hiểu mục tiêu mong muốn của các nhóm cửtri để rồi từ đó có định hướng trong công việc của mình nhằm đáp ứng kỳ vọng của đạiđa số những cử tri đó. Mặt hạn chế thể hiện ở chỗ, các chính trị gia thường chỉ đưa racác lời hứa suông nhằm lấy lòng cử tri với mục đích cuối cùng là được bầu chọn trongcuộc đua vào các vị trí quan trọng. Hơn thế nữa, họ còn áp dụng các công cụmarketing, ví dụ như cho trưng ra các kết quả điều tra xã hội, các bảng thăm dò ý kiếndân chúng…, nhằm điều khiển, thao túng dư luận xã hội. E-xecutive: Thưa ông, những xu hướng mới nào trong marketing được coi làquan trọng nhất? P.K.: Đó là một số thay đổi sau: • Từ cách tiếp thị kiểu «tự sản tự tiêu» tới cách marketing «lắng nghe vànhấp chuột»; • Từ chú tâm vào tài sản vật chất chuyển sang việc chú trọng vào xâydựng thương hiệu và làm giàu từ thương hiệu; • Từ marketing số đông chuyển sang marketing định hướng đến nhu cầucủa người tiêu dùng; • Từ cạnh tranh giành thị phần chuyển sang cạnh tranh giành khách hàng; • Từ nỗ lực thu hút khách hàng mới chuyển sang việc giữ chân họ đồngthời đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng; • Từ marketing gián tiếp chuyển sang marketing trực tiếp; • Từ hình thức marketing một chiều sang marketing nhiều chiều; • Từ việc chú trọng đến sản phẩm chuyển sang chú trọng đến quyền lợicủa ngườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

Kinh doanh tiếp thị bán hàng marketing Philip Kotler

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: