Danh mục

Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.97 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trang điểm cho mười móng tay, móng chân đẹp không chỉ là nhu cầu khi đi dự tiệc vui mừng, cưới hỏi hoặc thăm viếng xã giao, mà còn là chuyện thường phải có đối với nữ giới. Muốn có một bàn tay với các móng rạng rỡ màu sắc, bàn chân với móng gọt giũa đều đặn, người sành điệu thường đến nail salons. Vì họ cho là sẽ được chăm sóc an toàn hơn khi làm lấy ở nhà. Nhưng chính nơi đây, nhiều rủi ro gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe đã đợi sẵn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng Phòng Tránh Rủi Ro Khi Làm Đẹp Móng Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) Trang điểm cho mười móng tay, móng chân đẹp không chỉ là nhu cầukhi đi dự tiệc vui mừng, cưới hỏi hoặc thăm viếng xã giao, mà còn là chuyệnthường phải có đối với nữ giới. Muốn có một bàn tay với các móng rạng rỡmàu sắc, bàn chân với móng gọt giũa đều đặn, người sành điệu thường đếnnail salons. Vì họ cho là sẽ được chăm sóc an toàn hơn khi làm lấy ở nhà.Nhưng chính nơi đây, nhiều rủi ro gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe đã đợisẵn. Đó là một vài hậu quả của thành phần hoá chất dùng trong nghề làmmóng cũng như do sơ sót kỹ thuật của nhân viên hoặc trang bị thiết kế ởtiệm không đúng tiêu chuẩn. Trên toàn nước Mỹ có tới gần 60.000 tiệm nail với số nhân viên làtrên 300.000 trong đó người Việt Nam chiếm quá nửa. Có nhận xét cho rằng đồng hương ta được sanh ra với một khéo léotuyệt vời của đôi bàn tay trong việc chăm sóc bộ móng, cho nên khách sẵnsàng tín nhiệm. Nghề nail đã tạo ra một thương vụ lên tới cả dăm tỷ mỹ kimmỗi nă m. Nhưng kỹ nghệ này hầu như bị bỏ quên với rất ít nghiên cứu vềhậu quả đối với sức khỏe cũng như tổn thất tài chính do các hóa chất ônhiễm trong tiệm gây ra cho nhân viên, khách hàng và dân chúng kế cận. Hóa Chất Thường Dùng Theo cơ quan FDA, “nhiều sản phẩm trong kỹ nghệ làm móng chứamột số thành phần có khả năng gây hại nhưng vẫn được lưu hành vì chúngan toàn khi dùng theo đúng hướng dẫn. Chẳng hạn một vài thành phần làmmóng chỉ gây hại nếu nuốt vào mà nuốt vào không phải là chỉ định” Có điều là đa số hóa chất dùng trong tiệm móng đều dễ bay hơi, hòalẫn trong không khí mà nhân viên cũng như khách sẽ hít thở. Chúng đã đượcxếp vào loại có thể gây khó khăn cho sức khỏe của nhân viên, đôi khi lạinhiều hơn là ô nhiễm ở các khu kỹ nghệ. Ảnh hưởng này cần được nghiêncứu để đưa ra biện pháp phòng ngừa. Các hóa chất thường dùng gồm có: Móng nhân tạo với liquid như Ethyl Methacrylate (EMA), MethylMethacrylate (MMA) monomer; Bột đắp như Benzoyl Peroxide, Poly Ethyl Methacrylate, Poly MethylMethacrylate; Chất lót (primer) như Methacrylic acid, 2-Propanol; -Sơn móng tay có 2-Propanol, Ethanol Acetate, Titanium Dioxide; -Hóa chất chùi nail polish như Acetone, 2-Propanol; -Hóa chất bóc móng nhân tạo có Acetone; -Làm bóng móng tay có Butyl acetate, Ethyl Acetate, Nitrocellulose,các chất Phthalates, Titanium Dioxide, Toluene, Formaldehyde và Camphor. Ba chất được nhắc nhở tới là: với Phthalate dibutylphthalate (DBP), 1-Nhóm Phthalatesdimethylphthalate (DMP), and diethylphthalate (DEP). Các chất này đượcdùng với nồng độ dưới 10% trong các sản phẩm làm giảm nứt nẻ gẫy móngvà trong keo xịt tóc để tạo lớp phủ mỏng dễ uốn trên tóc. Theo FDA, chưacó đủ dữ kiện để kết luận có rủi ro sức khỏe gây ra do các chất này, do đó cơquan chưa ra các biện pháp điều chỉnh. Về rủi ro gây rối loạn sinh sản khitiếp xúc với các chất Phthalates thì Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ kết luận làrất ít, không đáng kể. 2-Chất Formaldehyde để làm móng cứng có thể gây ra dị ứng đối vớingười nhạy cảm với chất này. Do đó nên coi kỹ nhãn hiệu của mỹ phẩm đểtránh phản ứng bất lợi. 3-Toluene được dùng như chất hòa tan trong nhiều mỹ phẩm móngnhư làm bóng móng, cứng móng và lau sạch sơn móng. Chất này đã đượcmột cơ quan của FDA nghiên cứu vào năm 1987 và đưa ra kết luận là antoàn khi dùng trong mỹ phẩm móng ở nồng độ không quá 50%. Tuy vậy, Toluene và Formaldehyde đã được khuyến cáo lấy ra khỏimỹ phẩm làm bóng móng tay. Nhiễm Độc Móng Dù là làm ở tiệm hay ở nhà, móng có thể bị nhiễm độc vì vi khuẩn,virus hoặc nấm độc, nhất là khi gắn móng giả. Dấu hiệu của nhiễm độc gồmcó da sưng đỏ, ngứa, đau, mưng mủ. Một va chạm vào móng giả có thể làm móng cong và tạo ra khoảngtrống giữa móng giả-móng thật và bụi bậm sẽ bám vào. Nếu gắn keo móngđó lại mà không khử trùng cẩn thận thì vi khuẩn sẽ ăn hư móng nguyên thủy. Khi móng tự nhiên mọc dài, sẽ có một khoảng cách giữa móng thật vàmóng giả. Nếu khoảng cách không được lấp kín, vi khuẩn sẽ xâm nhập vàgây bệnh. Chất acrylic nail để lâu quá, hơi ẩm sẽ đọng lại và là môi trường tốtcho nấm độc phát sinh. Dùng chung dụng cụ cho nhiều thân chủ, nhiễm độccũng có thể xẩy ra. Biểu bì là phần da bao che quanh chân móng. Nếu cắt nó quá sâu th ìtác nhân gây nhiễm cũng dễ xâm nhập, vì thế các bác sĩ ngoài da khuyênkhông nên đụng tới biểu bì. Khi móng giả mà bị nhiễm thì phải tháo bỏ và khử trùng móng tựnhiên. Ngoài ra còn các phản ứng dị ứng như viêm da, da mần ngứa vì chấtformaldehyde trong keo hoặc thuốc làm bóng móng. Mặc dù hiếm hoi nhưng sản phẩm dùng trong tiệm ...

Tài liệu được xem nhiều: