Danh mục

Phù Phổi Áp Suất Âm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 95.56 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường hợp bệnh lý Ông X. 35 tuổi không có tiền căn bệnh lý đến khám vì có bướu ở bên phải sàn miệng. Bướu lớn dần gây trở ngại khi ăn và nói, được chẩn đoán là nang dưới lưỡi (u nhái-ranula). Áp huyết 125/85, khám tim mạch, X quang tim phổi, điện tâm đồ bình thường, được duyệt cho mổ. Bệnh nhân được gây mê, đặt nội khí quản qua mũi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phù Phổi Áp Suất Âm Phù Phổi Áp Suất Âm Trường hợp bệnh lý Ông X. 35 tuổi không có tiền căn bệnh lý đến khám vì có bướu ở bênphải sàn miệng. Bướu lớn dần gây trở ngại khi ăn và nói, được chẩn đoán là nang dướilưỡi (u nhái-ranula). Áp huyết 125/85, khám tim mạch, X quang tim phổi,điện tâm đồ bình thường, được duyệt cho mổ. Bệnh nhân được gây mê, đặtnội khí quản qua mũi. Cuộc mổ dễ dàng, chẩy máu tối thiểu, lấy ra một nang3cmx2cmx1.1.2cm, được truyền 550 ml dung dịch đẳng trương trong 60phút. Sau khi rút ống nội khí quản, bệnh nhân khó thở dữ dội, phổi có ranẩm hai bên, nồng độ oxy trong máu 80%, X quang có hình ảnh phù phổi haibên, điện tâm đồ bình thường, chẩn đoán phù phổi do áp suất âm vì nghẹthọng. Bệnh nhân được cho thở dưỡng khí qua mặt nạ, thở khí phế dungalbuterol, tiêm furosemide 20mg TM. Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng,phổi trong, nồng độ oxy 96%, ra viện ngày hôm sau. Bàn luận: Bệnh nhân trẻ bị phù phổi cấp sau một cuộc mổ ở vùng hầu họng. 1. Chẩn đoán phù phổi cấp bao giờ cũng cần đề cập trước tiên đếnnguyên nhân tim mạch và quá tải. Trong trường hợp này, bệnh nhân khôngcó tiền căn tim mạch, không có bằng chứng nhồi máu cơ tim và không đượctruyền quá nhiều dịch đối với một người đã nhịn đói từ đêm hôm trước.Bênh nhân có thể bị viêm phổi hít nhưng trong trường hợp đó sang thương làthâm nhiễm khu trú ở đáy khác với phù nề mô kẽ hai bên trong phù phổi.Cũng không có bằng chứng tỏ ra rằng bệnh nhân bị phù phổi vì phản ứngmẫn cảm hoặc do nguyên nhân thần kinh. Bệnh cảnh và diễn tiến phù hợpvới phù phổi áp suất âm do nghẹt hầu họng. 2. Phù phổi áp suất âm (negative pressure pulmonary edema) xảy ratrong trường hợp tắc nghẽn đường hô hấp trên. Những người trẻ, khỏe mạnh,có nguy cơ bị phù phổi áp suất âm cao hơn những người khác. Nhữngnguyên nhân làm nghẹt đường hô hấp trên sau mổ là co thắt thanh quản,bệnh nhân cắn ống nội khí quản, hít ngoại vật, giải phẫu hầu họng, đặc biệtlà mổ u bướu có khả năng làm nghẹt đường hô hấp. 3. Bệnh nhân cố gắng hít vào trong khi đường hô hấp bị nghẹt làmgiảm áp suất trong lồng ngực. Một người trẻ khỏe mạnh khi hít sâu tạo ramột áp suất âm trong lồng ngực trên 100 mm Hg. Áp suất âm cao làm tănglượng máu trở về tim bên phải, tăng áp suất tĩnh mạch phổi đồng thời giảmáp suất trong mô kẽ ngoài mao mạch do đó làm tăng s ự cách biệt về áp suấtthủy tĩnh giữa lãnh vực nội mạch và ngoại mạch khiến cho dịch thoát từ maomạch vào mô kẽ gây ra phù phổi. 4. Phần nhiều bệnh nhân phục hồi mau chóng sau khi được cho thởoxy nồng độ cao qua mặt nạ và hít khí phế dung; một ít bệnh nhân cần đặtnội khí quản và dùng máy thở. Trợ giúp hô hấp một cách không xâm lấn(noninvasive) như thở áp suất dương (positive pressure ventilation) hoặcđiều trị bằng áp suất dương liên tục (continuous positive airway pressure) tỏra hữu hiệu, giúp cho tránh phải đặt nội khí quản. Hít khí phế dung chấtđồng vận bêta làm giãn phế quản và tăng tái hấp thu dịch trong phế nang vìtăng vận chuyển cation. Nhiều người vẫn dùng thêm lợi tiểu tuy có ý kiếntrái ngược vì lợi tiểu có thể không cần thiết. Nói chung phù phổi áp suất âm là một biến chứng lành tính sau giảiphẫu hầu họng, thường phục hồi nhanh chóng trong 12-48 giờ nếu đượcnhận biết sớm và trợ giúp hô hấp kịp thời. Bác sĩ Nguyễn văn Đích

Tài liệu được xem nhiều: