Danh mục

Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia trong nghiên cứu nông thôn - Đỗ Thiên Kính

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết "Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia trong nghiên cứu nông thôn" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển chung khác của cộng đồng, xác định các vấn đề cần ưu tiên đề tiếp tục nghiên cứu phát triển nông nghiệp,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia trong nghiên cứu nông thôn - Đỗ Thiên Kính Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 - 1997 105 pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia trong nghiên cứu nông thôn∗ ĐỖ THIÊN KÍNH Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA) và đánh giá nông thôn có nông dân tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) là hai phương pháp lúc đầu khác nhau, về sau chúng được kết hợp lại nhằm tăng hiệu quả cho việc nghiên cứu. Sở dĩ xuất hiện phương pháp RRA là do những hạn chế của cách nghiên cứu truyền thống: - Thời gian kéo dài, có khi tới vài năm. - Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực. - Phạm vi bị hạn chế, thường đề cập một vấn đề phát triển đơn lẻ và trong thực tiễn không có các mối liên quan rộng rãi. - Mức độ đa dạng kém, thậm chí ngay cả khi có cán bộ nhiều ngành tham gia đánh giá. - Theo cách nghiên cứu truyền thống: sự chỉ đạo chủ yếu là từ trên xuống dưới, tức là làm việc trực tiếp với các cơ quan Nhà nước + một số tổ chức và gián tiếp với nông dân. Còn dân chúng ở địa bàn nghiên cứu được xem xét như là thụ động, như một nơilưu trữ thông tin, không có khả năng nghiên cứu tình trạng của chính mình hoặc tìm ra các giải pháp cho những vấn đề của mình. Như vậy, nghiên cứu là trách nhiệm duy nhất của các chuyên gia, những người được xem như là chỉ họ mới có khả năng làm rõ vấn đề của dân chúng trong vùng được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tương ứng. Những kết quả của việc nghiên cứu như vậy thuộc độc quyền sử dụng của các nhà nghiên cứu và các nhà ra quyết định, còn dân chúng thì không có hy vọng được thông tin hoặc đặt vấn đề đối với họ. Hoặc là mức độ tham gia của nông dân địa phương - những người có quyền quyết định ở địa phương thường thấp. Vì vậy, những khuyến nghị rút ra thường là không thích hợp và lạc hậu, hoặc là đem lại hiệu quả thấp. Các hoạt động dễ trở nên xung đột với sự phản ứng của dân chúng khi họ phải miễn cưỡng đảm nhận thực hiện một dự án mà ở đó đã không tính đến lợi ích của dân chúng một cách hợp lý. Vì vậy, người ta đã phát triển hàng loạt phương pháp dưới tên gọi chung là đánh giá nhanh nông thôn - RRA nhằm nắm vững tình hình nông thôn một cách nhanh chóng hơn. Thuật ngữ đánh giá nhanh nông thôn có thể được dùng để miêu tả bất kỳ phương pháp luận mới nào sử dụng nhóm nghiên cứu nhiều chuyên ngành cùng làm việc với nông dân và lãnh đạo của cộng đồng, để phát triển một cách nhanh chóng và có hệ thống một loạt giả thuyết phục vụ những mục đích sau đây: 1- Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển chung khác của cộng đồng. 2- Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển đó. 3- Đánh giá khả năng thực hiện (theo cả tiêu chuẩn xã hội lẫn kỹ thuật) những kế hoạch định sẵn. ∗ Tổng thuật và phân tích Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 106 Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia ... 4- Xác định các điểm cần ưu tiên trong hoạt động phát triển. Giúp đỡ dân chúng trong vùng nghiên cứu nhận thức rõ và phân tích có phê phán các vấn đề và các nhu cầu của mình. Giúp họ tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề mà chính họ muốn nghiên cứu và giải quyết. 5- Tiến hành các hoạt động phát triển. 6- Giám sát các hoạt động phát triển. RRA đã hoạt động như trên từ những năm 1970. Chúng được phát triển và hoàn thiện vào những năm 1980 - 1989. Còn PRA là một trong nhiều phương pháp của Nghiên cứu tham dự (Participatory Research). Khuynh hướng Nghiên cứu tham dự được bắt đầu từ những năm 1930 (sớm hơn RRA), nhưng nổi bật là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Phương pháp luận của Nghiên cứu tham dự có thể bắt đầu từ quá trình giải phóng cộng đồng. Nếu một cộng đồng muốn được tham dự và muốn có khả năng để trở thành những người cùng tham gia trong các cuộc thảo luận về các quyết định có liên quan đến định hướng cuộc sống của họ thì các nhà nghiên cứu cần hợp tác với dân chúng: giúp đỡ họ xác định các ưu tiên, sử dụng hiểu biết và sự từng trải của cộng đồng, lôi cuốn họ vào quá trình ra quyết định về các chính sách có thể làm thay đổi cuộc sống của họ. Có sự khác biệt giữa nghiên cứu thông thường và nghiên cứu tham dự. Sự khác biệt quan trọng nhất là trong nghiên cứu tham dự: Các câu hỏi nghiên cứu và các ưu tiên được dựa trên cơ sở các nhu cầu của cộng đồng và được hình thành bởi chính cộng đồng. Phương pháp Nghiên cứu tham dự ở trên cũng được phát triển mạnh từ những năm 1970 (giống như RRA) và người ta đã sắp xếp tới 28 loại phương pháp đều thuộc về Nghiên cứu tham dự: AEA Phân tích các hệ thống nông- PRA Đánh giá nông thôn tham dự sinh thái DELTA Cá ...

Tài liệu được xem nhiều: