Quá trình hình thành thể chế chính trị của tổ chức quốc tế Pháp ngữ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 674.02 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này cung cấp những thông tin về quá trình chuyển biến này đồng thời phân tích vai trò một chủ thể quan hệ quốc tế của tổ chức quốc tế Pháp ngữ trên trường quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành thể chế chính trị của tổ chức quốc tế Pháp ngữHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 80-86This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0072QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊCỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮNguyễn Thảo HươngPhòng Hành chính – Đối ngoại, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Mặc dù ra đời từ cách đây gần 50 năm, thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Phápngữ mới chỉ được thiết lập từ năm 1986 trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất củacác quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Versailles (Sommet deVersailles - Pháp). Mặc dù có nhiều nỗ lực và nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế như vậynhưng trên thực tế các nghiên cứu về tổ chức này còn rất ít ỏi, đây cũng là tình trạng chungkhông chỉ ở VN mà còn trên thế giới. Sự thiếu hụt này góp phần làm cho vai trò chủ thểQHQT của TCQTPN càng trở nên bị lu mờ trước những tổ chức quốc tế và khu vực khác. Bàiviết này cung cấp những thông tin về quá trình chuyển biến này đồng thời phân tích vai tròmột chủ thể quan hệ quốc tế của TCQTPN trên trường quốc tế.Từ khóa: chủ thể QHQT, thể chế, Pháp ngữ, Hội nghị thượng đỉnh, hợp tác đa phương.Chữ viết tắt trong bài: ACCT: Agence de cooperation culturelle et technique (Cơ quan hợptác văn hóa và kỹ thuật) ; TCQTPN : Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ; QHQT : Quan hệ quốc tế.1.Mở đầuTCQTPN bắt đầu được các nhà nghiên cứu nói tới như một chủ thể QHQT cách đây khônglâu. Một số tác giả như Michel Guillou, Trang Phan Labays, François Massard Pierard, NguyễnKhánh Toàn đã có nghiên cứu về vấn đề này. Cho tới năm 2007, theo Abdou Diouf, Tổng thư kíTCQTPN 3 nhiệm kỳ 2002-2006, 2006-2010, 2010-2014, “trong vòng 36 năm mới chỉ có 25 bàibáo viết về TCQTPN và 2 nghiên cứu tiến sĩ”. Trên thế giới, vai trò chủ thể QHQT của TCQTPNđược nhiều nhà nghiên cứu chính trị - quan hệ quốc tế đề cập đến với những tên tuổi như MichelGuillou – một nhà nghiên cứu gắn bó cả cuộc đời cho sự phát triển của Pháp ngữ với những tácphẩm kinh điển về TCQTPN như “Pháp ngữ tỉnh giấc”, “Pháp ngữ - một thách thức mới”, “Phápngữ - Sức mạnh” và đặc biệt là bộ sách gồm 2 tập viết chung với Trang Phan Labays, tập 1 là“Pháp ngữ và toàn cầu hóa: Lịch sử và thể chế từ xưa đến nay” và tập 2 là “Pháp ngữ và toàn cầuhóa: Những mốc son xây dựng thể chế Pháp ngữ”. Ở Việt Nam, vai trò chủ thể QHQT củaTCQTPN chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu chính trị quan hệ quốctế. Cho đến nay đề tài này mới chỉ được nhắc đến bởi 2 tác giả là Nguyễn Khánh Toàn với nghiêncứu bằng tiếng Pháp mang tựa đề “TCQTPN – Một tác nhân quan hệ quốc tế đương đại” và tácgiả Dương Văn Quảng với một số bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế trong đó nổi bậtcó bài “Pháp ngữ – Một tổ chức quốc tế đặc thù”. Thậm chí có nhiều người còn cho rằngTCQTPN chỉ là một tổ chức văn hóa của những người yêu chuộng tiếng Pháp. Vậy TCQTPN cóphải là một chủ thể QHQT hay không và TCQTPN đã có những đóng góp gì với vai trò là một chủthể QHQT? Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó thông qua những luận điểm đưa ra trong bài viết này.Ngày nhận bài: 5/5/2018. Ngày sửa bài: 19/9/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thảo Hương. Địa chỉ e-mail: thaohuong@hnue.edu.vn80Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ2.Nội dung nghiên cứu2.1. Quá trình hình thành thể chế của TCQTPN từ 1986 đến 1997Trước 1986, Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật chỉ hoạt động như một câu lạc bộ các nướccó sử dụng tiếng Pháp nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa họckỹ thuật. Mặc dù được sáng lập bởi Tổng thống của 4 nước Xê-nê-gan (Leopold Sedar Senghor),Habib Bourguiba (Tuy-ni-di), Hamani Diori (Ni-giê-ri-a) và Norodom Sihanouk (Căm-pu-chia),đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Pháp François Mitterrand, song nội bộ ACCTkhi đó chưa hình thành một hệ thống thể chế mang tính chính trị mà còn mang nhiều tính “hộiđoàn”.Trong suốt khoảng thời gian từ 1970 đến 1986, vấn đề gia nhập của tỉnh Québec như mộtthành viên ngang cấp với Canada đã nhiều lần được đưa ra khiến cho các nhà lãnh đạo của ACCTkhi đó gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xác nhận tư cách pháp lý của Québec – vốn là một khu tựtrị nằm trong Canada luôn bảo vệ vị thế của tiếng Pháp và coi tiếng Pháp như một bản sắc riêngkhông thể thỏa hiệp. Sau khi bản hiệp ước Québec-Ottawa được kí kết và Québec chính thức trởthành một lãnh thổ tự do nằm trong liên bang Canada vào năm 1985, Tổng thống Pháp đã đứng ratriệu tập cuộc họp đặc biệt mang tên “Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất các quốc gia và vùnglãnh thổ có sử dựng tiếng Pháp” tại lâu đài Versailles, ngày 17/2/1986. Từ Sommet de Versailles1986, nhiều vùng lãnh thổ và khu tự trị đã có thể tham gia TCQTPN với tư cách một thành viênđầy đủ, bên cạnh quốc gia mà họ nằm trong hoặc thuộc về, đó là các trường hợp của vùng Qué ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình hình thành thể chế chính trị của tổ chức quốc tế Pháp ngữHNUE JOURNAL OF SCIENCESocial Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 80-86This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2018-0072QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊCỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮNguyễn Thảo HươngPhòng Hành chính – Đối ngoại, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Mặc dù ra đời từ cách đây gần 50 năm, thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Phápngữ mới chỉ được thiết lập từ năm 1986 trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất củacác quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Versailles (Sommet deVersailles - Pháp). Mặc dù có nhiều nỗ lực và nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế như vậynhưng trên thực tế các nghiên cứu về tổ chức này còn rất ít ỏi, đây cũng là tình trạng chungkhông chỉ ở VN mà còn trên thế giới. Sự thiếu hụt này góp phần làm cho vai trò chủ thểQHQT của TCQTPN càng trở nên bị lu mờ trước những tổ chức quốc tế và khu vực khác. Bàiviết này cung cấp những thông tin về quá trình chuyển biến này đồng thời phân tích vai tròmột chủ thể quan hệ quốc tế của TCQTPN trên trường quốc tế.Từ khóa: chủ thể QHQT, thể chế, Pháp ngữ, Hội nghị thượng đỉnh, hợp tác đa phương.Chữ viết tắt trong bài: ACCT: Agence de cooperation culturelle et technique (Cơ quan hợptác văn hóa và kỹ thuật) ; TCQTPN : Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ; QHQT : Quan hệ quốc tế.1.Mở đầuTCQTPN bắt đầu được các nhà nghiên cứu nói tới như một chủ thể QHQT cách đây khônglâu. Một số tác giả như Michel Guillou, Trang Phan Labays, François Massard Pierard, NguyễnKhánh Toàn đã có nghiên cứu về vấn đề này. Cho tới năm 2007, theo Abdou Diouf, Tổng thư kíTCQTPN 3 nhiệm kỳ 2002-2006, 2006-2010, 2010-2014, “trong vòng 36 năm mới chỉ có 25 bàibáo viết về TCQTPN và 2 nghiên cứu tiến sĩ”. Trên thế giới, vai trò chủ thể QHQT của TCQTPNđược nhiều nhà nghiên cứu chính trị - quan hệ quốc tế đề cập đến với những tên tuổi như MichelGuillou – một nhà nghiên cứu gắn bó cả cuộc đời cho sự phát triển của Pháp ngữ với những tácphẩm kinh điển về TCQTPN như “Pháp ngữ tỉnh giấc”, “Pháp ngữ - một thách thức mới”, “Phápngữ - Sức mạnh” và đặc biệt là bộ sách gồm 2 tập viết chung với Trang Phan Labays, tập 1 là“Pháp ngữ và toàn cầu hóa: Lịch sử và thể chế từ xưa đến nay” và tập 2 là “Pháp ngữ và toàn cầuhóa: Những mốc son xây dựng thể chế Pháp ngữ”. Ở Việt Nam, vai trò chủ thể QHQT củaTCQTPN chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu chính trị quan hệ quốctế. Cho đến nay đề tài này mới chỉ được nhắc đến bởi 2 tác giả là Nguyễn Khánh Toàn với nghiêncứu bằng tiếng Pháp mang tựa đề “TCQTPN – Một tác nhân quan hệ quốc tế đương đại” và tácgiả Dương Văn Quảng với một số bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế trong đó nổi bậtcó bài “Pháp ngữ – Một tổ chức quốc tế đặc thù”. Thậm chí có nhiều người còn cho rằngTCQTPN chỉ là một tổ chức văn hóa của những người yêu chuộng tiếng Pháp. Vậy TCQTPN cóphải là một chủ thể QHQT hay không và TCQTPN đã có những đóng góp gì với vai trò là một chủthể QHQT? Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó thông qua những luận điểm đưa ra trong bài viết này.Ngày nhận bài: 5/5/2018. Ngày sửa bài: 19/9/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thảo Hương. Địa chỉ e-mail: thaohuong@hnue.edu.vn80Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ2.Nội dung nghiên cứu2.1. Quá trình hình thành thể chế của TCQTPN từ 1986 đến 1997Trước 1986, Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật chỉ hoạt động như một câu lạc bộ các nướccó sử dụng tiếng Pháp nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa họckỹ thuật. Mặc dù được sáng lập bởi Tổng thống của 4 nước Xê-nê-gan (Leopold Sedar Senghor),Habib Bourguiba (Tuy-ni-di), Hamani Diori (Ni-giê-ri-a) và Norodom Sihanouk (Căm-pu-chia),đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Pháp François Mitterrand, song nội bộ ACCTkhi đó chưa hình thành một hệ thống thể chế mang tính chính trị mà còn mang nhiều tính “hộiđoàn”.Trong suốt khoảng thời gian từ 1970 đến 1986, vấn đề gia nhập của tỉnh Québec như mộtthành viên ngang cấp với Canada đã nhiều lần được đưa ra khiến cho các nhà lãnh đạo của ACCTkhi đó gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xác nhận tư cách pháp lý của Québec – vốn là một khu tựtrị nằm trong Canada luôn bảo vệ vị thế của tiếng Pháp và coi tiếng Pháp như một bản sắc riêngkhông thể thỏa hiệp. Sau khi bản hiệp ước Québec-Ottawa được kí kết và Québec chính thức trởthành một lãnh thổ tự do nằm trong liên bang Canada vào năm 1985, Tổng thống Pháp đã đứng ratriệu tập cuộc họp đặc biệt mang tên “Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất các quốc gia và vùnglãnh thổ có sử dựng tiếng Pháp” tại lâu đài Versailles, ngày 17/2/1986. Từ Sommet de Versailles1986, nhiều vùng lãnh thổ và khu tự trị đã có thể tham gia TCQTPN với tư cách một thành viênđầy đủ, bên cạnh quốc gia mà họ nằm trong hoặc thuộc về, đó là các trường hợp của vùng Qué ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ thể quan hệ quốc tế Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác đa phương Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Bài 2: Chủ thể quan hệ quốc tế
42 trang 26 0 0 -
Đẩy mạnh hợp tác đa phương trong ASEAN
4 trang 21 0 0 -
Hải quan Việt Nam với 70 năm xây dựng và phát triển
trang 20 0 0 -
Hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân trong quý I/2015
5 trang 19 0 0 -
Giới thiệu đại cương về nhóm G20
5 trang 15 0 0 -
Giới thiệu tổng quan về nhóm nước G8
3 trang 13 0 0 -
47 trang 12 0 0
-
Quan hệ Australia - Việt Nam thành tựu và triển vọng
6 trang 11 0 0 -
9 trang 10 0 0
-
Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những thách thức an ninh phi truyền thống
7 trang 7 0 0 -
Hợp tác đa phương giữa Việt Nam và ASEAN trên lĩnh vực chính trị và an ninh
5 trang 5 0 0