Danh mục

QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PRÔTÊIN TRONG TẾ BÀO

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.83 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như đã biết, ADN qui định cấu trúc của prôtêin thông qua mARN. Bởi vậy, quá trình sinh tổng hợp prôtêin bao gồm 2 giai đoạn chủ yếu: 1. Sao mã: Chính là quá trình sinh tổng hợp mARN theo cơ chế đã xét ở trên. Sau khi được tổng hợp, phân tử mARN ra khỏi nhân tới ribôxôm để tham gia vào giai đoạn giải mã.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PRÔTÊIN TRONG TẾ BÀO QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PRÔTÊIN TRONG TẾ BÀO Như đã biết, ADN qui định cấu trúc của prôtêin thông qua mARN. Bởivậy, quá trình sinh tổng hợp prôtêin bao gồm 2 giai đoạn chủ yếu:1. Sao mã: Chính là quá trình sinh tổng hợp mARN theo cơ chế đã xét ở trên. Sau khiđược tổng hợp, phân tử mARN ra khỏi nhân tới ribôxôm để tham gia vàogiai đoạn giải mã.2. Giải mã: Giai đoạn này gồm 2 bước chính:a. Hoạt hoá axit amin: Các axit amin tự do có trong bào chất được hoạt hoá nhờ gắn với hợp chấtgiàu năng lượng ađenôzintriphôtphat (ATP) dưới tác dụng của một số loạienzim. Sau đó, nhờ một loại enzim đặc hiệu khác, axit amin đã được hoạthoá lại liên kết với tARN tương ứng để tạo nên phức hợp axit amin – tARN(aa – tARN).b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: Đầu tiên, mARN tiếp xúc với ribôxôm ở vị trí mã mở đầu. Tiếp đó, tARNmang axit amin mở đầu tiên vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã mởđầu của mARN theo nguyên tắc bổ sung. aa1 – tARN tới vị trí bên cạnh, đốimã của nó khớp với mã của axit amin thứ nhất trên mARN theo nguyên tắcbổ sung. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu vàaxit amin thứ nhất. Ribôxôm dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN (sựchuyển vị) làm cho tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm. Tiếp đó, aa2 – tARNtiến vào ribôxôm, đối mã của nó khớp với mã của axit amin thứ hai trênmARN theo nguyên tắc bổ sung. Liên kết peptit giữa aa1 và aa2 được tạo thành. Sự chuyển vị lại xảy ra, vàcứ tiếp tục như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc củamARN thì tARN cuối cùng rời khỏi ribôxôm, đồng thời chuỗi pôlipeptitđược giải phóng. Trong các tế bào động vật, chuỗi pôlipeptit được kéo dài trung bình 7 axitamin/giây. Ở vi khuẩn, quá trình này diễn ra nhanh hơn 2 – 3 lần. Dưới tác dụng của enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu bị tách khỏi chuỗipôlipeptit vừa được tổng hợp. Sau đó, chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thànhcấu trúc bậc cao hơn để tạo thành prôtêin hoàn chỉnh. Đời sống của mỗi phân tử mARN rất ngắn. Nó chỉ được sử dụng để tổnghợp xong vài chục chuỗi pôlipeptit cùng loại rồi tự huỷ. Các ribôxôm thìđược sử dụng nhiều lần, qua nhiều thế hệ tế bào và chúng có thể tham giatổng hợp bất cứ loại prôtêin nào. mARN có thể không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ, ma` đồng thời với mộtnhóm ribôxôm (5 – 20 ribôxôm) được gọi là pôlixôm. Sau khi ribôxôm thứnhất dịch chuyển được 50 – 100Å thì ribôxôm thứ 2 lại gắn vào mARN.Tiếp đó đến ribôxôm thứ 3, thứ 4... Khi đã dịch chuyển hết chiều dài củamARN thì nhóm ribôxôm này đã tổng hợp liên tiếp được nhiều phân tửprôtêin cùng loại.

Tài liệu được xem nhiều: