Quần Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Phần 2
Số trang: 127
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.94 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp theo ở phần 1, phần 2 của Tài liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” đề cập tới bối cảnh của cuộc tranh chấp hiện nay đối với hai quần đảo này nói riêng và Biển Đông nói chung, cũng như những ý kiến về một giải pháp cho cuộc tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Phần này gồm có 2 chủ đề lớn, đó là: Bối cảnh và giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông, thương lắm Hoàng Sa-Trường Sa. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quần Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Phần 2 PHẦN II: BỐI CẢNH VÀ GIẢI PHÁP CHO TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng Lê Minh Nghĩa Cố Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Đây là báo cáo của tác giả Lê Minh Nghĩa tại Hội Thảo mùa Hè về “Phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương và tranh chấp Biển Đông” tổ chức tại New 22 York City gần mười năm trước, vào ngày 15 và 16 tháng 7, 1998. Dủ có nhiều chi tiết (nhất là liên quan đến các nước ASEAN) cần được cập nhật, để tôn trọng tác giả (đã qua đời năm 2004), Thời Đại Mới xin đăng lại nguyên bản, không sửa đổi. Cũng xin lưu ý rằng khi trình bày báo cáo này, tác giả đã về hưu, không còn giữ một chức vụ nào trong Chính phủ Việt Nam. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi đân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế gìới thứ haì, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một Quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết: Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng. Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên gỉới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các Quốc gia. Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe doạ hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp. Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó. Theo Tống sử, Tông Cảo sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến hải giới Giao Chỉ thì Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp 23 (1178), Chu Khứ Phi một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa bíển Giao Chỉ và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc). Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc. Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ: Nam Quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. (Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời). Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau sót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng. Ngoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80% và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng Đất ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quần Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Phần 2 PHẦN II: BỐI CẢNH VÀ GIẢI PHÁP CHO TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng Lê Minh Nghĩa Cố Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Đây là báo cáo của tác giả Lê Minh Nghĩa tại Hội Thảo mùa Hè về “Phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương và tranh chấp Biển Đông” tổ chức tại New 22 York City gần mười năm trước, vào ngày 15 và 16 tháng 7, 1998. Dủ có nhiều chi tiết (nhất là liên quan đến các nước ASEAN) cần được cập nhật, để tôn trọng tác giả (đã qua đời năm 2004), Thời Đại Mới xin đăng lại nguyên bản, không sửa đổi. Cũng xin lưu ý rằng khi trình bày báo cáo này, tác giả đã về hưu, không còn giữ một chức vụ nào trong Chính phủ Việt Nam. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi đân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế gìới thứ haì, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một Quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết: Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng. Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên gỉới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các Quốc gia. Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe doạ hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp. Theo những tài liệu hiện có thì triều đình Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới - lãnh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó. Theo Tống sử, Tông Cảo sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 đã báo cáo rằng khi họ đến hải giới Giao Chỉ thì Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành) đã phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp 23 (1178), Chu Khứ Phi một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây đã viết rằng: dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa bíển Giao Chỉ và biển Quỳnh - Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc). Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc. Trong thế kỷ 11 đã diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đòi lại những vùng đất mà Trung Quốc còn chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đã xuất hiện 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lãnh thổ: Nam Quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. (Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời). Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Tòng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau sót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng. Ngoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên trì của triều đình kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80% và năm 1079 mặc dầu đã đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng Đất ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trường Sa là của Việt Nam Chủ quyền Việt Nam Chủ quyền biển đảo Tranh chấp biển Đông Chủ quyền lãnh thổ Việt Nam Thương lắm Hoàng SaTài liệu liên quan:
-
Chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
11 trang 30 0 0 -
Báo cáo đề tài: Biển Đông_Hiện trạng và hướng giải quýêt
48 trang 28 0 0 -
7 trang 26 0 0
-
Hoàng Sa và Trường Sa - Địa lý Biển Đông: Phần 2
94 trang 26 0 0 -
Nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo
3 trang 26 0 0 -
Tìm hiểu Tòa án quốc tế về luật biển: Phần 1
189 trang 25 0 0 -
Giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên Đại học Huế thông qua khai thác học liệu điện tử
7 trang 24 0 0 -
Mối quan hệ phụ thuộc giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây
7 trang 23 0 0 -
Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp - Biển Đông: Phần 1
121 trang 23 0 0 -
Phạm vi điều chỉnh, mối quan hệ với một số luật chuyên ngành
16 trang 23 0 0