Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 89.94 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích 7 nội dung chính trong việc quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0073 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 200-205 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Nguyễn Vĩnh Khương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bài viết phân tích 7 nội dung chính trong việc quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Từ khóa: Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ, đại học sư phạm, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Khoa học và công nghệ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Hiểu được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kĩ thuật. Ngày 11/04/2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỉ XXI [4]. Tiếp theo đó, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) nêu giải pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lí, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã được ban hành cũng nêu rõ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí” [5]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến như hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Đặc biệt, việc nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục và Ngày nhận bài: 12/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/4/2017. Liên hệ: Nguyễn Vĩnh Khương, e-mail: nguyenvinhkhuong@gmail.com 200 Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm... sư phạm liên quan đến thực tiễn giảng dạy và học tập ở các trường sư phạm, phổ thông, mầm non, giáo dục chuyên biệt cũng như thực tiễn giáo dục ở các địa phương, sẽ góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của giáo dục quốc dân. Vì vậy, công tác quản lí hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy, hiện nay, công tác này vẫn còn một số bất cập, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động khoa học và công nghệ. Tác giả Nguyễn Hữu Gọn đã làm rõ thực trạng hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Trường Đại học Đồng Tháp, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn hạn chế [8]. Tác giả Nguyễn Kim Dung đã đánh giá công tác nghiên cứu khoa học giáo dục tại các trường đại học sư phạm Việt Nam đồng thời đưa ra 5 kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các giảng viên trường đại học sư phạm [7]. Tác giả Trần Mai Ước đã cho rằng nghiên cứu khoa học của giảng viên là yêu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác quản lí hoạt động khoa học [12]. Bài viết này tập trung tìm hiểu nội dung quản lí hoạt động KH&CN của giảng viên các trường đại học sư phạm, góp phần đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lí hoạt động nghiên cứu KH&CN của giảng viên nói riêng, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm nói chung. 2. Nội dung nghiên c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0073 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 200-205 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Nguyễn Vĩnh Khương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bài viết phân tích 7 nội dung chính trong việc quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Từ khóa: Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ, đại học sư phạm, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Khoa học và công nghệ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Hiểu được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kĩ thuật. Ngày 11/04/2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỉ XXI [4]. Tiếp theo đó, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) nêu giải pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lí, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã được ban hành cũng nêu rõ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí” [5]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến như hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Đặc biệt, việc nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục và Ngày nhận bài: 12/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/4/2017. Liên hệ: Nguyễn Vĩnh Khương, e-mail: nguyenvinhkhuong@gmail.com 200 Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm... sư phạm liên quan đến thực tiễn giảng dạy và học tập ở các trường sư phạm, phổ thông, mầm non, giáo dục chuyên biệt cũng như thực tiễn giáo dục ở các địa phương, sẽ góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của giáo dục quốc dân. Vì vậy, công tác quản lí hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy, hiện nay, công tác này vẫn còn một số bất cập, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động khoa học và công nghệ. Tác giả Nguyễn Hữu Gọn đã làm rõ thực trạng hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Trường Đại học Đồng Tháp, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn hạn chế [8]. Tác giả Nguyễn Kim Dung đã đánh giá công tác nghiên cứu khoa học giáo dục tại các trường đại học sư phạm Việt Nam đồng thời đưa ra 5 kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các giảng viên trường đại học sư phạm [7]. Tác giả Trần Mai Ước đã cho rằng nghiên cứu khoa học của giảng viên là yêu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác quản lí hoạt động khoa học [12]. Bài viết này tập trung tìm hiểu nội dung quản lí hoạt động KH&CN của giảng viên các trường đại học sư phạm, góp phần đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lí hoạt động nghiên cứu KH&CN của giảng viên nói riêng, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm nói chung. 2. Nội dung nghiên c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Quản lí hoạt động khoa học Đại học Sư phạm Đổi mới giáo dục Ứng dụng khoa học Chất lượng đào tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 588 5 0
-
5 trang 233 0 0
-
9 trang 156 0 0
-
5 trang 96 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
8 trang 93 0 0
-
189 trang 89 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 77 0 0 -
4 trang 67 0 0
-
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 63 0 0