Danh mục

Quản lí quá trình đánh giá học sinh ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,006.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề đặt ra trong quá trình đánh giá học sinh ở các trường tiểu học nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Trong quá trình dạy học, GV cần đa dạng hóa các hình thức đánh giá như: khuyến khích HS tự đánh giá lẫn nhau, khuyến khích phụ huynh HS cùng tham gia hoạt động đánh giá. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí quá trình đánh giá học sinh ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 40-43 ISSN: 2354-0753 QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Trường Tiểu học Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Đỗ Minh Trang Email: trangquang65@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 20/8/2020 Student assessment is an important part of the teaching process. Although Accepted: 28/9/2020 primary schools have made efforts to renovate and assess, the implementation Published: 20/11/2020 process still has many confusion, limitations, shortcomings, and no directions to remove. On the basis of analyzing the issue of educational innovation, the Keywords article mentions issues about managing the student assessment process in primary school students, primary schools, such as: the perspective of directing and evaluating, the assess, student assessment, assessment process and technique, price, teacher fostering, evaluation educational innovation, principles. In addition, it also refers to the pedagogical requirements in assessment management. assessing students at primary schools such as: ensuring objectivity, comprehensiveness, systematicity, development and humanity, among which the requirement of objectivity plays the most important role.1. Mở đầu Đánh giá học sinh (ĐGHS) là một khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm thu thập thông tin phản hồi, điềuchỉnh hoạt động dạy học vì sự tiến bộ của học sinh (HS). Thông qua những hoạt động như: quan sát, vấn đáp, kiểmtra viết và kiểm tra thực hành, giáo viên (GV) có thể thu thập những thông tin định tính và định lượng nhằm giúp họđiều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kếtthúc mỗi giai đoạn học tập; kịp thời phát hiện những lỗ hổng về kiến thức, những khó khăn không thể tự vượt quacủa HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đồng thời, ghi nhận những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ. Mục đíchquan trọng của ĐGHS là đưa ra những nhận định khách quan về kết quả học tập mà người học đạt được, những ưuđiểm nổi bật và những hạn chế để có phương hướng nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của HS, góp phần thựchiện mục tiêu giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa XI) chỉ rõ: “Việcthi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT cần tiến hành từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộngđồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giácuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánhgiá của gia đình và của xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013, tr 128). Quán triệt tư tưởng đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá được xác định trong Nghị quyết Trung ương lần thứtám, ngày 28/8/2014, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGD&ĐT về quy định ĐGHS tiểu học thaythế cho Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009. Thông tư đã có những thay đổi quan trọng trong việcĐGHS tiểu học để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Bắt đầu từ 15/10/2014, Bộ GD-ĐT quy định đánhgiá thường xuyên bằng nhận xét toàn diện HS thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một sốbiểu hiện năng lực, phẩm chất của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Bằng văn bản này, Bộ GD-ĐT chỉ đạo cáctrường tiểu học không chỉ tập trung đánh giá kết quả mà còn chú trọng động viên, khuyến khích HS phát huy hết khảnăng học tập của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, GV cần đa dạng hóa các hình thức đánh giá như:khuyến khích HS tự đánh giá lẫn nhau, khuyến khích phụ huynh HS cùng tham gia hoạt động đánh giá... Những đổimới này giúp quá trình ĐGHS khách quan, khoa học hơn và mong muốn hướng mục đích đánh giá tới việc hỗ trợngười học học tập tiến bộ hơn. Vì vậy, bài báo nghiên cứu về những vấn đề đặt ra trong quá trình ĐGHS ở các trường tiểu học nhằm đáp ứngđược yêu cầu đổi mới GD-ĐT ở nước ta hiện nay.2. Kết quả nghiên cứu Trong những năm qua, giáo dục tiểu học luôn được Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục quan tâm đặc biệt. Vớimục đích đào tạo những thế hệ HS có tri thức, đạo đức, sức khỏe, có kĩ năng hoạt động, kĩ năng sống, trách nhiệm,tình thương, tích cực, sáng tạo, ngành giáo dục tiểu học luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, sự đổi mớinào cũng có thể gặp phải những rào cản. Sau khi triển khai thực hiện những quy định mới về ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: