![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Quản lý phát triển kinh tế xanh: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 343.52 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Quản lý phát triển kinh tế xanh: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam" tán đồng với ý kiến cho rằng cần phải nhìn nhận tường minh hơn về nội hàm, các chỉ tiêu đo lường phát triển kinh tế xanh cũng như chủ thể, phương thức và giải pháp quản lý phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý phát triển kinh tế xanh: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM TS. Lâm Thuỳ Dương Học viện Chính sách và Phát triển ThS. Lâm Thuỳ Dung Học viện Chính sách và Phát triển Email: duonglt@apd.edu.vn oTóm tắt: Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế xanh là chủ đề được các nhà khoahọc và nhà quản lý ở Việt Nam đặc biệt quan tâm thể hiện qua nhiều công trình nghiêncứu, văn bản pháp quy, chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Tuyvậy, các vấn đề cốt lõi liên quan đến chủ đề này như nội hàm, chỉ tiêu đo lường, các chủthể và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển kinh tế xanh còn có nhiều quan điểmkhác nhau, chưa có được sự đồng thuận cần thiết. Trước tình hình ấy và trong quá trìnhnghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tiễn tại Việt Nam trong những năm vừa qua, nhómtác giả bài viết này mong muốn đóng góp thêm ý kiến để tường minh hơn về quản lý pháttriển kinh tế xanh ở nước ta.Từ khoá: Phát triển kinh tế xanh, quản lý phát triển kinh tế xanh, hiệu quả GREEN ECONOMIC DEVELOPMENT MANAGEMENT: THEORY AND PRACTICE IN VIETNAMAbstract: In recent years, green economic development has been a topic of particularinterest to scientists and managers in Vietnam, expressed through many researches, legaldocuments, development guidelines and policies. However, the core issues related to thistopic such as connotation, measurement criteria, essential parts and solutions to improvethe effectiveness of green economic development management still have many differentviews, no necessary consensus. Faced with that situation and in the process of theoreticalresearch and practical observations in Vietnam in recent years, the authors of this articlewould like to contribute more ideas to be more transparent about the green economicdevelopment management in Vietnam.Keywords: Green economic development, green economic development mangagement,efficiencyMở đầu Phát triển kinh tế xanh là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của pháttriển bền vững. Nó vừa mang tính phương thức vừa mang tính giải pháp phát triển vì conngười, do con người. Nhiều nhà khoa học và nhà quản lý ở Việt Nam rất quan tâm đếnphát triển kinh tế xanh và chỉ tiêu đo lường phát triển kinh tế xanh song trong hoạt động 299thực tiễn thì đây là những vấn đề đang gặp nhiều lúng túng. Nhóm tác giả bài viết tán đồngvới ý kiến cho rằng cần phải nhìn nhận tường minh hơn về nội hàm, các chỉ tiêu đo lườngphát triển kinh tế xanh cũng như chủ thể, phương thức và giải pháp quản lý phát triển kinhtế xanh trong bối cảnh Việt Nam.1. Quản lý phát triển kinh tế xanh tiếp cận từ phương diện lý thuyết1.1. Nội hàm của kinh tế xanh Trong Báo cáo “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Nghị sự21)” [6] có trích dẫn vấn đề phát triển bền vững tại báo cáo “Tương lai của chúng ta” vàonăm 1987 của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc,theo đó, phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu củahiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Cũngtrong báo cáo “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, đã cho biết: tạiHội nghị Thượng đỉnh về Trái Đất và Môi trường (ở Bra-xin, năm 1992) và tại Hội nghịthượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững (ở Cộng hòa Nam Phi, năm 2002) đã nêu rõthêm rằng, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hài hòagiữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời, chỉ ratiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là: sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốtcông bằng và tiến bộ xã hội; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Những tư tưởng tiến bộ này được cácquốc gia trên thế giới theo đuổi cho tới ngày nay. Xét cho cùng, phát triển bền vững có thể và cần được hiểu là phát triển kinh tế - xãhội có hiệu quả, sự gia tăng hiệu quả ổn định trong thời gian tương đối dài dựa trên nền tảngsử dụng công nghệ cao, có được sự phát triển cân đối, nhịp nhàng, hài hòa giữa các bộ phậncấu thành của nền kinh tế và các hoạt động phát triển phải được tổ chức một cách khoa học.Nói như thế có nghĩa là hiệu quả, hài hòa, nhịp nhàng, sử dụng công nghệ cao quyết địnhphát triển bền vững. Hiệu quả là dấu hiệu quan trọng của phát triển bền vững. Khi và chỉ khinền kinh tế phát triển có hiệu quả thì mới có phát triển bền vững và ngược lại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), kinh tế xanh là nền kinh tếnâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể nhữngrủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Hiểu theo một cách đơn giản thì nền kinh tếxanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Trong khi tài nguyên trên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm,ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, phát triển kinh tếxanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn đang diễn ra phứctạp. Phát triển kinh tế xanh ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo việclàm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế xanh sửdụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực vànăng lượ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý phát triển kinh tế xanh: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM TS. Lâm Thuỳ Dương Học viện Chính sách và Phát triển ThS. Lâm Thuỳ Dung Học viện Chính sách và Phát triển Email: duonglt@apd.edu.vn oTóm tắt: Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế xanh là chủ đề được các nhà khoahọc và nhà quản lý ở Việt Nam đặc biệt quan tâm thể hiện qua nhiều công trình nghiêncứu, văn bản pháp quy, chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Tuyvậy, các vấn đề cốt lõi liên quan đến chủ đề này như nội hàm, chỉ tiêu đo lường, các chủthể và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý phát triển kinh tế xanh còn có nhiều quan điểmkhác nhau, chưa có được sự đồng thuận cần thiết. Trước tình hình ấy và trong quá trìnhnghiên cứu lý thuyết và quan sát thực tiễn tại Việt Nam trong những năm vừa qua, nhómtác giả bài viết này mong muốn đóng góp thêm ý kiến để tường minh hơn về quản lý pháttriển kinh tế xanh ở nước ta.Từ khoá: Phát triển kinh tế xanh, quản lý phát triển kinh tế xanh, hiệu quả GREEN ECONOMIC DEVELOPMENT MANAGEMENT: THEORY AND PRACTICE IN VIETNAMAbstract: In recent years, green economic development has been a topic of particularinterest to scientists and managers in Vietnam, expressed through many researches, legaldocuments, development guidelines and policies. However, the core issues related to thistopic such as connotation, measurement criteria, essential parts and solutions to improvethe effectiveness of green economic development management still have many differentviews, no necessary consensus. Faced with that situation and in the process of theoreticalresearch and practical observations in Vietnam in recent years, the authors of this articlewould like to contribute more ideas to be more transparent about the green economicdevelopment management in Vietnam.Keywords: Green economic development, green economic development mangagement,efficiencyMở đầu Phát triển kinh tế xanh là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của pháttriển bền vững. Nó vừa mang tính phương thức vừa mang tính giải pháp phát triển vì conngười, do con người. Nhiều nhà khoa học và nhà quản lý ở Việt Nam rất quan tâm đếnphát triển kinh tế xanh và chỉ tiêu đo lường phát triển kinh tế xanh song trong hoạt động 299thực tiễn thì đây là những vấn đề đang gặp nhiều lúng túng. Nhóm tác giả bài viết tán đồngvới ý kiến cho rằng cần phải nhìn nhận tường minh hơn về nội hàm, các chỉ tiêu đo lườngphát triển kinh tế xanh cũng như chủ thể, phương thức và giải pháp quản lý phát triển kinhtế xanh trong bối cảnh Việt Nam.1. Quản lý phát triển kinh tế xanh tiếp cận từ phương diện lý thuyết1.1. Nội hàm của kinh tế xanh Trong Báo cáo “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Nghị sự21)” [6] có trích dẫn vấn đề phát triển bền vững tại báo cáo “Tương lai của chúng ta” vàonăm 1987 của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc,theo đó, phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu củahiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Cũngtrong báo cáo “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”, đã cho biết: tạiHội nghị Thượng đỉnh về Trái Đất và Môi trường (ở Bra-xin, năm 1992) và tại Hội nghịthượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững (ở Cộng hòa Nam Phi, năm 2002) đã nêu rõthêm rằng, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ và hài hòagiữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời, chỉ ratiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là: sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốtcông bằng và tiến bộ xã hội; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Những tư tưởng tiến bộ này được cácquốc gia trên thế giới theo đuổi cho tới ngày nay. Xét cho cùng, phát triển bền vững có thể và cần được hiểu là phát triển kinh tế - xãhội có hiệu quả, sự gia tăng hiệu quả ổn định trong thời gian tương đối dài dựa trên nền tảngsử dụng công nghệ cao, có được sự phát triển cân đối, nhịp nhàng, hài hòa giữa các bộ phậncấu thành của nền kinh tế và các hoạt động phát triển phải được tổ chức một cách khoa học.Nói như thế có nghĩa là hiệu quả, hài hòa, nhịp nhàng, sử dụng công nghệ cao quyết địnhphát triển bền vững. Hiệu quả là dấu hiệu quan trọng của phát triển bền vững. Khi và chỉ khinền kinh tế phát triển có hiệu quả thì mới có phát triển bền vững và ngược lại. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), kinh tế xanh là nền kinh tếnâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể nhữngrủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Hiểu theo một cách đơn giản thì nền kinh tếxanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. Trong khi tài nguyên trên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm,ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, phát triển kinh tếxanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn đang diễn ra phứctạp. Phát triển kinh tế xanh ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo việclàm, là trụ cột để giảm nghèo. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền kinh tế xanh sửdụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực vànăng lượ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Kinh tế xanh Phát triển kinh tế xanh Quản lý phát triển kinh tế xanh Chỉ tiêu đo lường Chất lượng môi trường sốngTài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 449 1 0 -
1032 trang 115 0 0
-
8 trang 105 0 0
-
1074 trang 101 0 0
-
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 84 0 0 -
9 trang 80 0 0
-
Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới và thực tiễn ở Việt Nam
10 trang 68 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và xu thế phát triển kinh tế xanh
5 trang 63 0 0 -
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam hiện nay
19 trang 55 0 0 -
Vấn đề hướng nghiệp nhìn từ nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
9 trang 51 0 0