Quản lý rác thải vô cơ trên đồng ruộng tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý rác thải vô cơ trên đồng ruộng tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Quản lý rác thải vô cơ trên đồng ruộng tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Nguyễn Phượng Lê1, Bùi Văn Trang2, Trần Thị Ngọc Lan3 (1) Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2) Huyện ủy huyện Đan Phượng (3) Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm thành phố HCM1. Đặt vấn đề Xử lý rác thải là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam và thế giới từ nhiều năm qua. Rác thảiđược sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người, từ các hoạt động sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, hoạt động thương mại- dịch vụ… Vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý rácthải nói chung, rác thải trong sản xuất trồng trọt nói riêng ngày càng được nhà nước, xã hội vàcộng đồng quan tâm. Ước tính mỗi năm tại khu vực nông thôn phát sinh hơn 76 triệu tấn rơm rạvà khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi. Tình trạng sử dụng phân bón không hợp lý về chủngloại, liều lượng, thời gian và phương thức bón cho cây trồng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đếnmôi trường. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng vào khoảng 2,4 triệutấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại và phần lớn khôngthu gom mà vứt bừa bãi ra đồng ruộng. Lượng bao bì này không được thu gom đã gây ô nhiễmnguồn nước, không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và là nguy cơ đe dọa sức khỏe cộngđồng (Thu Nga, 2017). Theo kết quả thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có đến gần 70%chất thải sau trồng trọt chưa qua xử lý (Hoàng Thế Phong, 2015); nhất là hiện tượng bao bì, chailọ sau khi dùng xong để lại ngoài đồng ruộng, rơm rạ tràn lan trên kênh mương, bờ ruộng hoặc bịđốt khói mù mịt, hay xác rau, hoa không được thu gom sau thu hoạch xảy ra rất phổ biến. Theokết quả báo cáo của Tổng cục Môi trường, mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta phát sinhhơn 14.000 tấn bao bì, chai lọ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón các loại có hàmlượng độc chất cao và khó tái chế, sử dụng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015). Đan Phượng là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố HàNội khoảng 20km, có tổng diện tích tự nhiên 77,35 km2. Huyện Đan Phượng có tốc độ phát triểnkinh tế khá, là huyện đầu tiên của Thủ đô Hà Nội được Chính phủ công nhận là huyện nông thônmới năm 2015, là huyện ngoại thành được Thành phố quan tâm đầu tư sản xuất nông sản, nhất làrau, hoa, quả phục vụ, cung cấp cho thị trường thủ đô Hà Nội. Cùng với việc phát triển đó là sựgia tăng rác thải trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất trồng trọt ngày càng nhiều; rác thải chủyếu là rơm rạ, thân lá cây còn lại sau thu hoạch, vỏ, bao bì, chai, lọ các loại thuốc bảo vệ thựcvật, phân bón. Trước thực trạng đó nếu không quản lý rác thải trên đồng ruộng kịp thời sẽ gây ônhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới chất lượng sinh sống củanhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý rác thải trong nông nghiệp nói chung, quảnlý rác thải trên đồng ruộng nói riêng, đặc biệt là rác thải từ vỏ bao bì thuốc BVTV và phân bónvô cơ tại địa bàn huyện Đan Phượng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo được việc bảo vệ môitrường. Dựa trên những thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập từ các đối tượng có liên quan, bàiviết này tập trung phân tích thực trạng rác thải, thực trạng thu gom và xử lý rác thải từ bao bìthuốc BVTV và phân bón vô cơ (sau đây gọi tắt là rác thải vô cơ), trên cơ sở đó đề xuất các giảipháp nhằm tăng cường quản lý loại rác thải này ở huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.2. Phương pháp nghiên cứu Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế caonhư hoa, rau, cây ăn quả ở huyện Đan Phượng đã khiến cho lượng rác thải đồng ruộng có xuhướng tăng, song việc quản lý rác thải đồng ruộng trong trồng trọt chưa được quan tâm. Chính vìvậy, huyện Đan Phượng được lựa chọn làm điểm nghiên cứu. Bốn xã đại diện cho 4 vùng sảnxuất nông nghiệp được lựa chọn để khảo sát chuyên sâu gồm: (1) Hạ Mỗ đại diện cho vùng câyăn quả, rau và hoa; (2) Hồng Hà đại diện cho vùng cây màu; (3) Thọ An đại diện cho vùng câylương thực; và (4) Đan Phượng đại diện cho vùng rau, hoa và cây màu sản xuất theo hướng antoàn và hữu cơ. Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo đã công bố của huyện Đan Phượng, trongkhi đó thông tin sơ cấp được thu thập qua điều tra 120 nông dân trực tiếp tham gia sản xuất trồngtrọt ở 4 xã (30 người/xã) và phỏng vấn sâu 25 cán bộ cấp huyện và xã. Phương pháp thống kê môtả và so sánh được áp dụng trong phân tích thông tin.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận3.1 Thực trạng rác thải vô cơ trên đồng ruộng huyện Đan Phượng Rác thải rắn đồng ruộng phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu từ hoạtđộng trồng trọt. Thành phần rác thải đồng ruộng gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là các chấthữu cơ dễ phân hủy như các phế phụ phẩm trong trồng trọt (rơm rạ, thân, rễ, lá của các cây trồngnhư ngô, đỗ tương, thân cây rau, hoa); và các chất thải khó phân hủy và độc hại như vỏ chai lọthuốc BVTV, thuốc thú y, bao bì phân bón vô cơ…. Kết quả điều tra cho thấy, số lượng và chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trên địa bànhuyện Đan Phượng ngày càng tăng (khoảng 300 loại thuốc BVTV khác nhau). Trong 04 xã điềutra, lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều nhất tại xã Hạ Mỗ do xã tập trung trồng các loại hoa cógiá trị kinh tế cao như hoa Ly, hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền, xã Đan Phượng sử dụng lượngthuốc BVTV thấp nhất. Theo đó, lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV phát sinh là nhiều nhất tại xãHạ Mỗ (430kg/năm), thấp nhất ở xã Đan Phượng (55kg/năm).Bảng 2. Khối lượng thuốc BVTV sử dụng và bao bì thuốc BVTV thải ra tại các xã điều tra Lượng thuốc Ước tính l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý rác thải vô cơ Thực trạng rác thải vô cơ Rác thải rắn đồng ruộng Thuốc bảo vệ thực vật Phân bón vô cơTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 trang 666 17 0 -
Hướng dẫn trồng và chăm sóc táo bưởi hồng na
80 trang 511 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật nuôi ong mật - NXB Nông Nghiệp
134 trang 438 8 0 -
9 trang 301 0 0
-
36 trang 291 0 0
-
48 trang 290 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê vối (Robusta) bền vững tại Việt Nam (dành cho người sản xuất)
80 trang 288 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2
45 trang 254 0 0 -
Giáo trình Trồng mận - MĐ05: Trồng đào, lê, mận
105 trang 250 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0