Danh mục

Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về Trung, Hiếu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.22 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng có tính chất hệ thống ở Phùng Khắc Khoan là tư tưởng Nho giáo, tập trung vào các vấn đề đạo đức, nhân sinh, trong đó nổi lên là ý chí phấn đấu để thực hiện sự nghiệp “kinh bang tế thế”. Ông đã lựa chọn đạo Nho và thực tế ông đã thành công bởi nhân tố chủ quan - sự nỗ lực hết mình tận tâm, tận hiến trong điều kiện của xã hội đương thời. Bài viết tập trung đề cập đến quan niệm Trung, Hiếu - nội dung cơ bản của Nho giáo - trong tư tưởng Phùng Khắc Khoan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về Trung, Hiếu JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 11-20 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUAN NIỆM CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN VỀ TRUNG, HIẾU Nguyễn Bá Cường Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) là danh nhân văn hóa dân tộc, nhà tư tưởng tiêu biểu thời trung đại. Ông tham gia hoạt động chính trị khá tích cực và thành công trên nhiều lĩnh vực. Tư tưởng có tính chất hệ thống ở Phùng Khắc Khoan là tư tưởng Nho giáo, tập trung vào các vấn đề đạo đức, nhân sinh, trong đó nổi lên là ý chí phấn đấu để thực hiện sự nghiệp “kinh bang tế thế”. Ông đã lựa chọn đạo Nho và thực tế ông đã thành công bởi nhân tố chủ quan - sự nỗ lực hết mình tận tâm, tận hiến trong điều kiện của xã hội đương thời. Bài viết tập trung đề cập đến quan niệm Trung, Hiếu - nội dung cơ bản của Nho giáo - trong tư tưởng Phùng Khắc Khoan. Từ khóa: Phùng Khắc Khoan, Trung, Hiếu, trung hiếu.1. Mở đầu Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) là danh nhân văn hóa dân tộc, nhà hoạt độngchính trị, nhà văn hoá lớn, nhà tư tưởng tiêu biểu có cống hiến xuất sắc cho lịch sử dân tộcthế kỷ XVI - XVII. Sinh trưởng trong thời kỳ có những biến chuyển lớn về chính trị - xãhội, văn hóa - tư tưởng, song ông đã tích cực hoạt động chính trị và thành công trên nhiềulĩnh vực. Phùng Khắc Khoan đã chịu tác động của các điều kiện về chính trị - xã hội, vănhóa - tư tưởng dương thời và trong tư tưởng của ông có cả Nho, Phật, Đạo. Tuy nhiên,con đường của ông vẫn trọn vẹn là con đường của người trí thức Nho học thuần thành. Tưtưởng có tính chất hệ thống ở ông là Nho giáo, tập trung vào các vấn đề đạo đức, nhânsinh, trong đó nổi lên là ý chí phấn đấu để thực hiện sự nghiệp “kinh bang tế thế”. PhùngKhắc Khoan đã lựa chọn đạo Nho và thực tế ông đã thành công bởi nhân tố chủ quan -sự nỗ lực hết mình tận tâm, tận hiến trong điều kiện của xã hội đương thời. Trong khuônkhổ bài viết này, chúng tôi tập trung đề cập đến quan niệm “Trung”, “Hiếu” - nội dungcơ bản của Nho giáo - trong tư tưởng Phùng Khắc Khoan.Ngày nhận bài 11/12/2012. Ngày nhận đăng 15/03/2013.Liên lạc Nguyễn Bá Cường, e-mail: cuongnb@hnue.edu.vn 11 Nguyễn Bá Cường2. Nội dung nghiên cứu Tác phẩm của Phùng Khắc Khoan bao gồm có cả chữ Hán và chữ Nôm, trong đó cóthơ, bi kí, diễn ca, kinh truyện và vãn ca. Nội dung nổi bật trong các tác phẩm đó là quanniệm sống tích cực, một niềm ưu ái chân thành với ý thức trách nhiệm một nhà nho chânchính yêu nước thương dân, luôn tin tưởng ở tương lai, tin ở sức mạnh bản thân có thể đổiloạn thành trị, cứu nguy thành an, xây dựng nền thái bình thịnh trị cho đất nước. NguyễnTài Thư đã nhận định khá xác đáng rằng: “ở Phùng Khắc Khoan thì đó là Nho thuần lý,Nho không pha tạp với các học thuyết khác” [3;375]. Thông qua việc phân tích hai phạmtrù cơ bản của đạo đức Nho giáo là “Trung” và “Hiếu”, chúng tôi mong muốn sẽ phần nàolàm sáng tỏ tư tưởng “thuần Nho” của Phùng Khắc Khoan. “Trung”, “Hiếu” là những phẩm chất đạo đức đặc biệt quan trọng của mẫu ngườiNho giáo. Trong các tác phẩm của mình, Phùng Khắc Khoan đã có những quan niệm hếtsức và coi trọng đề cao hai phạm trù đạo đức này. Ông khẳng định: “Tấm lòng trung hiếulàm đầu, hàng năm sẽ có sự hoan hỉ” (Trung hiếu sơ tâm hỉ đắc niên) [1;496]. Phùng KhắcKhoan đã nhận thấy tình trạng “những người có học thời nay phần nhiều xu thời để nêncông danh mà bỏ quên trung hiếu” (Dư kiến đương thời chi sĩ, đa tùy thế tựu công danhnhi hốt ư trung hiếu) [1;322] nên ông đã làm hai bài thơ “Trung” và “Hiếu” để khuyên rănmọi người nên bền chí thực hiện thì mới mong trở thành Người (“thành nhân”).2.1. Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về “Trung” Xét trên phương diện đạo đức của Nho giáo, “Trung” là một phạm trù dùng để chỉthái độ chân thành, trung thực, có trách nhiệm, hết lòng hết sức trong việc đối xử với mọingười. Xét trên phương diện chính trị, “Trung” là chuẩn mực đạo đức đòi hỏi bề tôi phảitrung thành đối với nhà vua và triều đình. Cùng với sự ra đời và phát triển của Nho giáovà sự xác lập chế độ phong kiến, “Trung” đã trở thành Đạo - Đạo Trung - với nội dunggắn liền giữa đạo đức và chính trị. Ở mỗi giai đoạn phát triển của Nho giáo và ở mỗi quốcgia có ảnh hưởng của Nho giáo, hoặc ở các nhà Nho, sự luận giải và thực hiện “Trung”cũng khác nhau. Đối với Nho giáo thời Khổng Tử và Mạnh Tử, “Trung” còn được xác lậptính chất hai chiều, tức là giữa nhà vua (hoặc bề trên) và bề tôi đều có có trách nhiệm vànghĩa vụ tương ứng với nhau. Nhưng đến Nho giáo thời Hán (Hán Nho) rồi đến Nho giáothời Tống (Tống Nho) trở đi, “Trung” dần dần mang tính áp đ ...

Tài liệu được xem nhiều: