Danh mục

QUẦN XÃ SINH VẬTĐỊNH NGHĨA

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.75 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ bao nhiêu năm nay Hồ Tây (Hà Nội) là nơi sinh sống của nhiều quần thể rong, tôm, cua, cá, sâm cầm, cà cuống... và cây cối bao quanh. Tất cả tập hợp thành quần xã sinh vật Hồ Tây. Vậy: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Bình thường, quần xã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẦN XÃ SINH VẬTĐỊNH NGHĨA QUẦN XÃ SINH VẬTĐỊNH NGHĨA Từ bao nhiêu năm nay Hồ Tây (Hà Nội) là nơi sinh sống của nhiều quầnthể rong, tôm, cua, cá, sâm cầm, cà cuống... và cây cối bao quanh. Tất cả tậphợp thành quần xã sinh vật Hồ Tây. Vậy: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật được hìnhthành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác địnhgọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhaunhư một thể thống nhất. Bình thường, quần xã có cấu trúc ổn định trong từng thời gian. Nhưng sựthay đổi của ngoại cảnh có thể tác động lên quần xã và hình thành một quầnxã khác. Căn cứ vào thời gian tồn tại mà ta phân biệt quần xã ổn định, cóthời gian tồn tại vài trăm năm và quần xã nhất thời có thời gian tồn tạikhoảng vài ngày, có khi vài giờ. Quần xã trên xác một con thú nhỏ hay trênmột thân cây đổ là quần xã nhất thời. Quần xã sinh vật là một cấu trúc động. Các loài trong quần xã làm biếnđổi môi trường, rồi môi trường bị biến đổi này lại tác động đến cấu trúc củaquấn xã. Vào thế kỷ XIX, ở châu Mĩ, bò rừng bizông hoạt động dinh dưỡngmạnh, làm rừng tàn lụi, đồng cỏ phát triển, thu hút nhiều loài chim thú, sâubọ. Khi bò rừng bizông bị tiêu diệt, các thân cây gỗ nhỏ lại phát triển. Môitrường mới với cây thân gỗ thay thế đồng cỏ đã làm xuất hiện một hệ độngvật khác. Giữa các quần xã sinh vật thường có một vùng chuyển tiếp gọi là vùngđệm. Bìa rừng là vùng đệm của quần xã rừng và quần xã đồng ruộng. Bãi lầylà vùng đệm giữa 2 quần xã rừng và quần xã đầm. Ở vùng đệm có một số loài của cả 2 quần xã. Ngoài ra, cũng có những loàiriêng. Do đó số loài ở vùng đệm đôi khi nhiều hơn, với số lượng cá thể cũngnhiều hơn so với ở chính ngay trong quần xã. Đặc điểm này gọi là tác độngrìa.NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT Mỗi quần xã sinh vật đều có một vài quần thể ưu thế. Thực vật có hạtthường là những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở cạn. Cá, tôm, sinhvật nổi thường là những quần thể ưu thế ở các quần xã sinh vật ở nước.Trong số các quần thể ưu thế thường có một quần thể tiêu biểu nhất choquần xã. Ví dụ, quần thể cây cọ trong quần xã sinh vật đồi ở Vĩnh Phú, quầnthể cá trắm cỏ hoặc cá mè trong quần xã ao hồ nuôi cá. Đó là quần thể đặctrưng của quần xã sinh vật. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khácnhau cùng tồn tại (ví dụ rừng nhiệt đới). Ngược lại, khi điều kiện môi trườngkhắc nghiệt thì chỉ có một số ít quần thể thích ứng được mới tồn tại trongquần xã (ví dụ rừng thông phương Bắc). Như vậy quần xã sinh vật ở nhữngmôi trường thuận lợi có độ đa dạng cao, ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệtthì có độ đa dạng thấp. Mỗi quần xã sinh vật có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bốcá thể của các quần thể trong không gia n. Cấu trúc thường gặp là kiểu phântầng thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới thường có 5 tầng, gồm: 3 tầng cây gỗlớn, tầng cây bụi và tầng cây cỏ - dương xỉ.Sự phân tầng làm tăng khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã, làmgiảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể và giữa các quần thể.MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI CẢNH VÀ QUẦN XÃ Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệgiữa ngoại cảnh với các quần thể. Các nhân tố khí hậu, tiếp đó là các nhân tố hữu sinh (thức ăn, kẻ thù, dịchbệnh) đã tạo nên tính chất thay đổi theo chu kỳ của quần xã. Quần xã ở vùngnhiệt đới thay dổi theo chu kỳ ngày đêm rất rõ. Ếch nhái, chim cú, vạc,muỗi... hoạt động mạnh về ban đêm. Còn quần xã ở vùng lạnh thay đổi chukỳ theo mùa rõ hơn. Chim và nhiều động vật di trú vào mùa đông lạnh giá.Rừng cây lá rộng ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa khô. Tầng thảm tươi dướirừng của cây dầu trà beng (Dipterocarpus sp.) ở Tây Nguyên bị khô cháy vềmùa khô, đến mùa mưa lại phát triển xanh tươi. Giữa các quần thể trong quần xã thường xuyên diễn ra các quan hệ hỗ trợvà quan hệ đối địch. Ví dụ, sâu bọ phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi(thời tiết ấm áp, có mưa nhỏ, cây cối phát triển xanh tươi...) khiến cho sốlượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâubọ bị quần thể chim tiêu diệt mạnh hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm đinhanh. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể củaquần thể khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học. Sự khống chếsinh học này làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong mộtthế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong thế cânbằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. ...

Tài liệu được xem nhiều: