Quang Khánh Thiền tự - từ tự sự tôn giáo
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 295.26 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thiền sư Tuệ Nhẫn tên hiệu Quán Viên là danh tăng thời Trần. Ông quê ở làng Dưỡng Mông (Kim Thành - Hải Dương) và xuất gia, thụ giới nơi chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về sau, Quán Viên về trụ trì chùa Tường Quang Non Đông (Đông Triều-Hải Dương), và vì thế, ông còn được nhân dân gọi là Thánh tổ Non Đông
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quang Khánh Thiền tự - từ tự sự tôn giáo28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUANG KHÁNH THIỀN TỰ - TỪ TỰ SỰ TÔN GIÁO Nguyễn Thị Phương Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tóm tắt: Thiền sư Tuệ Nhẫn tên hiệu Quán Viên là danh tăng thời Trần. Ông quê ở làng Dưỡng Mông (Kim Thành - Hải Dương) và xuất gia, thụ giới nơi chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về sau, Quán Viên về trụ trì chùa Tường Quang Non Đông (Đông Triều -Hải Dương), và vì thế, ông còn được nhân dân gọi là Thánh tổ Non Đông. Quán Viên trở về quê hương dựng xây chùa Muống (tên chữ là Quang Khánh tự) cùng nhiều chùa khác vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh ngày nay. Dân làng Dưỡng Mông còn lập Quán Viên làm Thành hoàng của làng, thờ tự như một vị thần linh để bảo trợ cho dân làng. Thiền sư Quán Viên, Thánh tổ Non Đông, dù tên gọi thế nào, đều gắn liền với giai đoạn phát triển thịnh vượng của Phật giáo thời Trần. Chùa Quang Khánh, từ thời Trần, thời Lê và cho đến về sau, các lớp thiền sư trụ trì, dựng chùa, viết văn bia cũng gắn liền với các truyền thuyết, với tín ngưỡng lễ hội và văn hóa, với đời sống tâm linh làng xã từ giai đoạn đó. Những dấu ấn đó, được kết nối từ thiền sư Thánh tổ, cho đến các thế hệ thiền sư thời sau, tạo nên điểm văn hóa, nét đặc sắc, sự kết nối quá khứ đến hiện tại của văn hóa tín ngưỡng Phật giáo chùa Quang Khánh nói riêng và Hải Dương nói chung. Từ khóa: Thánh tổ Non Đông, Tuệ Nhẫn, Trúc Lâm, Quán Viên, chùa Muống. Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Phương; Email: nguyenthuphuongvass@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thôn Dưỡng Mông trước đây thuộc tổng Phù Tải, huyện Kim Thành, về sau chia làmnăm thôn: Quảng Đạt, Dưỡng Mông, Quan Cao, Phố huyện và thôn Bằng Lai, hợp thànhxã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã Ngũ Phúc có 3 thôn: QuảngĐạt, Dưỡng Mông, Bằng Lai và một phần giáp với xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà - tỉnhHải Dương 1 . Theo truyền thuyết, người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng raumuống, từ đấy gọi là làng Muống, cũng như ghi âm Hán Việt cho làng là Dưỡng Mông vàngôi chùa làng được gọi theo tên nôm của làng - Chùa Muống.1 Đường vào chùa Muống đi từ thị xã Hải Dương, theo đường quốc lộ 5, đến ga Phú Thái, rẽ phảitheo đường 188, khoảng 3km tới ngã ba rẽ phải đi vào khoảng 500 m.TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 29 Chùa Muống được xây dựng ở phía Tây Bắc thôn Dưỡng Mông. Phía đông chùa giápngay với đồng ruộng thôn Dưỡng Mông. Phía Tây giáp sông Giàn còn có tên là sông Rạng,sông Văn Úc. Phía Bắc giáp đường làng. Theo truyền thuyết chùa Muống được toạ lạc trênlưng con rùa mẹ, xung quanh là đàn rùa con. Thực tế đây là nơi cửa sông có khí hậu tronglành mát mẻ. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Muống là nơi thờ Phật và sinh hoạt tínngưỡng tôn giáo trong nhân dân. Chùa thờ Thánh tổ Non Đông, một môn đệ của thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử thời Trần. Thánh tổ Non Đông đã tu hành và thuyết pháp ở 72 chùa,trong đấy chùa chính ở Non Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) và quê hương chốn chùaMuống. Chùa Muống là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đạo phật lớn nhất củahuyện Kim Thành. Chùa được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1992.2. NỘI DUNG2.1. Chùa Muống - từ Thánh tổ Non Đông đến bản địa hóa tôn giáo Nhiều tư liệu lịch sử ghi chép lại, cho thấy chùa Muống xã Dưỡng Mông là một trongnhững ngồi chùa to lớn thời Lý - Trần. Văn bia Quang Khánh tự bi minh tịnh tự, do tiến sĩkhoa Đinh Mùi (1487) Phạm Cảnh Chiêu soạn, khắc dựng năm Hồng Thuận thứ 7 (1515)có nội dung cho rằng: “Quốc sư là người ở Muống thuộc Trà Xuyên thời Trần, họ Vương,tên hiệu là Quán Viên”. Thiền sư Tuệ Nhẫn là người làng Muống, tổng Phù Tải (nay thônDưỡng Mông, xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành), sinh năm 1257 đời Trần Thái Tông. TuệNhẫn lúc mới sinh ra có tướng mạo thần thái lanh lẹ khác thường. Thuở nhỏ bố mất sớm,mẹ ở vậy nuôi con, sư khắc khổ cần học, tinh thông kinh sử. Đến năm 1275 tâm thuần theođạo, Tuệ Nhẫn liền đến làm đệ tử của Đại sư Kiên Huệ ở chùa Báo Ân, huyện Siêu Loại(nay là Bắc Ninh). Năm 20 tuổi, thụ Cụ túc giới với hai sư ở chùa Nghĩa Trụ và ChânGiám2. Từ ngày giới pháp đầy đủ, đức hạnh của nhà sư càng cao, thiền môn coi sư là bậclong tượng cửa thiền. Đến khoảng niên hiệu Trùng Hưng (1285 - 1293) đời Trần NhânTông, đất nước gặp hiểm nguy, giặc Nguyên đến xâm phạm kinh thành. Đạo Phật phần nàochịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhiều vị sư tăng bỏ bê cảnh chùa, riêng có Tuệ Nhẫn bềnlòng giữ Đạo, dốc sức cứu độ dân sinh, do vậy được mọi người mến mộ theo về. Về sau,Tuệ Nhẫn nhận lời mời của Thiền sư Đại Nghĩa mà về trụ trì chùa Non Đông3. Năm HưngLong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quang Khánh Thiền tự - từ tự sự tôn giáo28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUANG KHÁNH THIỀN TỰ - TỪ TỰ SỰ TÔN GIÁO Nguyễn Thị Phương Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Tóm tắt: Thiền sư Tuệ Nhẫn tên hiệu Quán Viên là danh tăng thời Trần. Ông quê ở làng Dưỡng Mông (Kim Thành - Hải Dương) và xuất gia, thụ giới nơi chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Về sau, Quán Viên về trụ trì chùa Tường Quang Non Đông (Đông Triều -Hải Dương), và vì thế, ông còn được nhân dân gọi là Thánh tổ Non Đông. Quán Viên trở về quê hương dựng xây chùa Muống (tên chữ là Quang Khánh tự) cùng nhiều chùa khác vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh ngày nay. Dân làng Dưỡng Mông còn lập Quán Viên làm Thành hoàng của làng, thờ tự như một vị thần linh để bảo trợ cho dân làng. Thiền sư Quán Viên, Thánh tổ Non Đông, dù tên gọi thế nào, đều gắn liền với giai đoạn phát triển thịnh vượng của Phật giáo thời Trần. Chùa Quang Khánh, từ thời Trần, thời Lê và cho đến về sau, các lớp thiền sư trụ trì, dựng chùa, viết văn bia cũng gắn liền với các truyền thuyết, với tín ngưỡng lễ hội và văn hóa, với đời sống tâm linh làng xã từ giai đoạn đó. Những dấu ấn đó, được kết nối từ thiền sư Thánh tổ, cho đến các thế hệ thiền sư thời sau, tạo nên điểm văn hóa, nét đặc sắc, sự kết nối quá khứ đến hiện tại của văn hóa tín ngưỡng Phật giáo chùa Quang Khánh nói riêng và Hải Dương nói chung. Từ khóa: Thánh tổ Non Đông, Tuệ Nhẫn, Trúc Lâm, Quán Viên, chùa Muống. Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Phương; Email: nguyenthuphuongvass@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thôn Dưỡng Mông trước đây thuộc tổng Phù Tải, huyện Kim Thành, về sau chia làmnăm thôn: Quảng Đạt, Dưỡng Mông, Quan Cao, Phố huyện và thôn Bằng Lai, hợp thànhxã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã Ngũ Phúc có 3 thôn: QuảngĐạt, Dưỡng Mông, Bằng Lai và một phần giáp với xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà - tỉnhHải Dương 1 . Theo truyền thuyết, người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng raumuống, từ đấy gọi là làng Muống, cũng như ghi âm Hán Việt cho làng là Dưỡng Mông vàngôi chùa làng được gọi theo tên nôm của làng - Chùa Muống.1 Đường vào chùa Muống đi từ thị xã Hải Dương, theo đường quốc lộ 5, đến ga Phú Thái, rẽ phảitheo đường 188, khoảng 3km tới ngã ba rẽ phải đi vào khoảng 500 m.TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 29 Chùa Muống được xây dựng ở phía Tây Bắc thôn Dưỡng Mông. Phía đông chùa giápngay với đồng ruộng thôn Dưỡng Mông. Phía Tây giáp sông Giàn còn có tên là sông Rạng,sông Văn Úc. Phía Bắc giáp đường làng. Theo truyền thuyết chùa Muống được toạ lạc trênlưng con rùa mẹ, xung quanh là đàn rùa con. Thực tế đây là nơi cửa sông có khí hậu tronglành mát mẻ. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Muống là nơi thờ Phật và sinh hoạt tínngưỡng tôn giáo trong nhân dân. Chùa thờ Thánh tổ Non Đông, một môn đệ của thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử thời Trần. Thánh tổ Non Đông đã tu hành và thuyết pháp ở 72 chùa,trong đấy chùa chính ở Non Đông (Đông Triều - Quảng Ninh) và quê hương chốn chùaMuống. Chùa Muống là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng thuộc về đạo phật lớn nhất củahuyện Kim Thành. Chùa được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1992.2. NỘI DUNG2.1. Chùa Muống - từ Thánh tổ Non Đông đến bản địa hóa tôn giáo Nhiều tư liệu lịch sử ghi chép lại, cho thấy chùa Muống xã Dưỡng Mông là một trongnhững ngồi chùa to lớn thời Lý - Trần. Văn bia Quang Khánh tự bi minh tịnh tự, do tiến sĩkhoa Đinh Mùi (1487) Phạm Cảnh Chiêu soạn, khắc dựng năm Hồng Thuận thứ 7 (1515)có nội dung cho rằng: “Quốc sư là người ở Muống thuộc Trà Xuyên thời Trần, họ Vương,tên hiệu là Quán Viên”. Thiền sư Tuệ Nhẫn là người làng Muống, tổng Phù Tải (nay thônDưỡng Mông, xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành), sinh năm 1257 đời Trần Thái Tông. TuệNhẫn lúc mới sinh ra có tướng mạo thần thái lanh lẹ khác thường. Thuở nhỏ bố mất sớm,mẹ ở vậy nuôi con, sư khắc khổ cần học, tinh thông kinh sử. Đến năm 1275 tâm thuần theođạo, Tuệ Nhẫn liền đến làm đệ tử của Đại sư Kiên Huệ ở chùa Báo Ân, huyện Siêu Loại(nay là Bắc Ninh). Năm 20 tuổi, thụ Cụ túc giới với hai sư ở chùa Nghĩa Trụ và ChânGiám2. Từ ngày giới pháp đầy đủ, đức hạnh của nhà sư càng cao, thiền môn coi sư là bậclong tượng cửa thiền. Đến khoảng niên hiệu Trùng Hưng (1285 - 1293) đời Trần NhânTông, đất nước gặp hiểm nguy, giặc Nguyên đến xâm phạm kinh thành. Đạo Phật phần nàochịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhiều vị sư tăng bỏ bê cảnh chùa, riêng có Tuệ Nhẫn bềnlòng giữ Đạo, dốc sức cứu độ dân sinh, do vậy được mọi người mến mộ theo về. Về sau,Tuệ Nhẫn nhận lời mời của Thiền sư Đại Nghĩa mà về trụ trì chùa Non Đông3. Năm HưngLong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thánh tổ Non Đông Thiền sư Tuệ Nhẫn Làng Dưỡng Mông Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Quang Khánh thiền tựTài liệu liên quan:
-
Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra
24 trang 26 0 0 -
Triết lý nhập thế của Phật giáo thời Trần và những giá trị lịch sử
3 trang 15 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Hán Nôm: Nghiên cứu văn bản Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương
246 trang 13 0 0 -
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và thiền phái Liễu Quán - những nét tương đồng
14 trang 13 0 0 -
Nhận thức mới về phật giáo của Hải Lượng Ngô thì nhậm qua tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
15 trang 12 0 0 -
Từ Phật giáo nhất tông đời Trần suy nghĩ về phật giáo Việt Nam hiện nay
12 trang 10 0 0 -
Sự khai phóng tinh thần phật giáo trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm
12 trang 8 0 0 -
9 trang 8 0 0