Danh mục

Quy trình cấy bệnh phẩm máu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quy trình cấy bệnh phẩm máu" được thực hiện nhằm hướng dẫn nhân viên khoa Xét Nghiệm các bước tiến hành nuôi cấy, phân lập và định danh các vi khuẩn thường gặp trong bệnh phẩm máu bằng phương pháp thông thường. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình cấy bệnh phẩm máu QUY TRÌNH CẤY BỆNH PHẨM MÁU1. Mục đích Hướng dẫn nhân viên khoa Xét Nghiệm các bước tiến hành nuôi cấy, phân lập và định danh các vi khuẩn thường gặp trong bệnh phẩm máu bằng phương pháp thông thường.2. Phạm vi áp dụng Khoa xét nghiệm của bệnh viện Tim Mạch An Giang3. Trách nhiệm- Nhân viên thực hiện: Nhân viên khoa xét nghiệm bệnh viện Tim Mạch An Giang.- Trưởng, phó khoa xét nghiệm chịu trách nhiệm giám sát quy trình thực hiện.4. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt- KXN: Khoa Xét Nghiệm- QTC: Quy trình thao tác chuẩn- QTQL:Quy trình quản lý- QTKT: Quy trình kỹ thuật- XN: Xét nghiệm5. Nguyên lý- Canh thang BHI là môi trường lỏng, giàu chất dinh dưỡng để tăng sinh cho cả vi khuẩn hiếu khí và yếm khí khó mọc. Nếu có sự phát triển của vi khuẩn, chúng sẽ làm thay đổi môi trường canh thang và được quan sát bằng mắt thường.- Vi khuẩn trong canh thang sẽ được cấy chuyển sang môi trường đặc. Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và định danh kinh điển sử dụng các môi trường thạch đĩa giàu chất dinh dưỡng để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh được định danh dựa vào các đặc điểm về hình thái học, nuôi cấy, một số tính chất chuyển hóa và có thể kết hợp với tính chất kháng nguyên. 1736. Trang thiết bị và vật tư6.1 Thiết bị- Tủ an toàn sinh học cấp II- Kính hiển vi quang học- Tủ ấm thường 350c – 370C- Bình nến thủy tinh6.2 Dụng cụ- Lame kính- Dầu soi kính- Đèn cồn- Que cấy6.3 Vật liệu nuôi cấy6.3.1 Môi trường nuôi cấy- Chai cấy máu hai phase- Thạch máu ( BA )- Thạch Maconkey ( MC )6.3.2 Hóa chất- Bộ thuốc nhuộm Gram7. Kiểm tra chất lượng- Các loại dụng cụ, hóa chất, môi trường nuôi cấy phải được kiểm tra để đảm bảokhông bị nhiễm bẩn.- Các loại sinh phẩm, môi trường nuôi cấy phải còn hạn sử dụng và trước khi sửdụng phải được tiến hành kiểm tra chất lượng để đảm bảo chất lượng.8. An toàn- Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học cấp II khi xử lý bệnh phẩm và thực hiệnxét nghiệm.- Tất cả các bệnh phẩm được xem như là nguồn nhiễm. 174- Sử dụng tủ an toàn sinh học cấp II để tránh nhiễm bẩn và bảo vệ cho nhân viên.9. Nội dung thực hiện9.1 Cách lấy bệnh phẩm, vận chuyển và bảo quản* Chuẩn bị- Kiểm tra thông tin bệnh nhân : tên , tuổi, khoa phòng với giấy chỉ định- Ghi tên, tuổi bệnh nhân lên chai cấy máu- Giải thích cho bệnh nhân về kỹ thuật và thực hiện* Kỹ thuật lấy bệnh phẩm- Rút máu bệnh nhân theo kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch từ 3-10ml ( tốt nhất 5ml )- Xé màng co, rút nắp che ( nắp màu xanh) ra khỏi nắp vặn ( không vặn mở nắp )- Sát trùng mặt nút cao su của nắp vặn bằng cồn 700 rồi chờ khô- Chọc kim qua nút cao su, bơm máu vào phase lỏng- Đậy nắp che lại. Lắc đều đề trộn, trán qua mặt môi trường phase đặc- Nuôi ủ ở 370C và theo dõi cấy máu theo qui trình cấy máu thông thường Vận chuyển và bảo quản: Vận chuyển:- Vận chuyển ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt Bảo quản- Có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng không quá 6 tiếng- Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh9.2 Tiếp nhận bệnh phẩm- Quan sát tình trạng của bình cấy máu.- Quan sát điều kiện bảo quản và thời gian vận chuyển phù hợp- Đối chiếu các thông tin trên phiếu chỉ định xét nghiệm và bình cấy máu. Bổ sungphần còn thiếu (nếu có) vào phiếu yêu cầu. Thông tin về chẩn đoán bệnh giúp xử lý 175 bệnh phẩm tốt hơn 9.3 Các tiêu chí từ chối bệnh phẩm -Bệnh phẩm lấy, vận chuyển và bảo quản không đúng qui định 9.4 Các bước thực hiện Ủ ấm bình cấy máu trong điều kiện: - Nhiệt độ: 35 – 370C - Khí trường: Bình thường. - Thời gian: 1 - 7 ngày. Quan sát bình cấy máu: - Hàng ngày quan sát bình cấy máu. Nếu có sự phát triển của vi sinh vật, chúng sẽ làm thay đổi môi trường canh thang và được quan sát bằng mắt thường. - Nhận định sơ bộ vi sinh vật phát triển trong bình canh thang: + Staphylococcus aureus thường mọc thành hạt nhỏ đều và có màng dù ở bề mặt. + Streptococci thường mọc lắng cặn ở đáy, thành bình như những cục bông hoặc mẩubánh vụn. + Các trực khuẩn Gram âm khi mọc làm canh thang đục đều (trừ Salmonella canh thangvẫn có thể trong, vi khuẩn tạo thành một lớp trắng bên trên đáy bình). + Pseudomonas spp. mọc có váng như váng dưa, canh thang đục, đôi khi có bọt. - Cấy chuyển bình cấy máu dương tính và ủ ấm: +Lắc đều bình canh thang. + Dùng bơm tiêm hút khoảng 0,5 mL canh thang. + Nhỏ 1 giọt máu lên lam kính sạch, để khô, cố định rồi nhuộm Gram. Nhận định sơ bộhình thái, cách sắp xếp, tính chất bắt màu của vi khuẩn. + Cấy chuyển máu sang môi trường BA, CA, MC. Dùng que cấy vô trùng ria đều khắp bềmặt thạch để tạo khuẩn lạc (khóm) riêng rẽ. - Ủ ấm: + Ủ ấm môi trường BA, CA ở nhiệt độ 35 –37 0C tủ ấm CO2/ qua đêm. + Ủ ấm môi trường MC ở nhiệt độ 35 – 370C trong tủ ấm thường/ qua đêm. Cấy chuyển “mù” bình cấy máu âm tính sau ủ ấm 4-7 ngày 176 + Lắc đều bình canh thang. + Dùng bơm tiêm hút khoảng 0,5 mL canh thang. + Cấy chuyển máu sang môi trường BA, CA. Dùng que cấy vô trùng ria đều khắp bề mặtthạch. + Ủ ấm thạch BA, CA ở nhiệt độ 35 – 370C trong tủ ấm CO2/ qua đêm. Đọc đĩa thạch sau ủ ấm: - Quan sát bằng mắt thường sự phát triển của vi sinh vật sau 24 giờ trên tất cả các đĩa vàcanh thang. - Nếu thấy vi sinh vật phát triển: + Thông báo ngay cho bác sĩ về kết quả chẩn đoán sơ bộ vi sinh vật dựa vào kết quảnhuộm Gram và hình thái khuẩn lạc (khóm). + Tiến hành định danh vi sinh vật. - Nếu không thấy vi sinh vật phát triển, tiến hành nhuộm Gram lại bình cấy máu để địnhhướng tìm nguyên nhân và khắc phục. Định danh vi khuẩn và thực hiện kháng sinh đồ: - Định danh tất cả ...

Tài liệu được xem nhiều: