Danh mục

Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm Hóa học ở cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dựa trên cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học, bài báo này đề xuất Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH cho chương trình mỗi khối học đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra mới theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm Hóa học ở cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học 241 QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM HÓA HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DỰA THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TS. Vũ Thị Thu Hoài Phạm Thị Tình Tóm tắt: Bài tập thực nghiệm hóa học (BTTNHH) đóng vai trò quan trọng giúp học sinh lĩnh hội nhanh kiến thức lý thuyết, đồng thời phát triển năng lực thực nghiệm hóa học và bồi dưỡng năng lực khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, đang tồn tại nhiều thách thức đối với giáo viên trong việc làm sao để xây dựng hệ thống BTTNHH đạt hiệu quả xét trên cả hai khía cạnh gồm các yêu cầu chung về nguyên tắc xây dựng BTTNHH và khả năng sử dụng chúng trong dạy học Hóa học. Dựa trên cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học, bài báo này đề xuất Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH cho chương trình mỗi khối học đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra mới theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các ý kiến đánh giá về Quy trình đề xuất được đưa ra bởi một số giáo viên có kinh nghiệm sau khi áp dụng thử Quy trình cũng đã được trình bày trong bài viết. Từ khóa: phương pháp nghiên cứu bài học; bài tập thực nghiệm hóa học; quy trình xây dựng; năng lực thực nghiệm hóa học 1. Mở đầu Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Tại cấp trung học phổ thông (THPT), môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về Hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống. Hoá học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như Vật lí, Sinh học, Y dược và Địa chất học. Bởi vậy, các bài tập thực nghiệm (BTTN) đóng vai trò trung tâm, vô cùng quan trọng trong dạy học Hóa học. Sử dụng BTTN giúp học KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 242 PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL sinh (HS) phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực tiễn cũng như phát triển kĩ năng làm việc và kỹ năng thực hành thí nghiệm. BTTN giúp rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, tạo sự say mê học tập Hoá học cho HS; giúp giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, có văn hoá… Theo [4], BTTN nên là một phần tích hợp không thể thiếu của mỗi bài giảng lý thuyết trên lớp. Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai các BTTNHH trong quá trình dạy học thường chưa đáp ứng mục tiêu được xác định ban đầu trong chương trình đào tạo [5]. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông cho môn Hóa học 2018 (sau đây gọi chung là Dự thảo 2018), trong đó đã nêu rõ chuẩn đầu ra mới và nội dung chi tiết cho mỗi bài học trong các chương trình học khối lớp 10, 11 và 12 nhằm giúp HS phát triển được các phẩm chất và năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của môn Hóa học [1]. Vận dụng các triết lý của phương pháp nghiên cứu bài học – một hoạt động phát triển chuyên môn đang được áp dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới, bài báo này đề xuất một quy trình xây dựng hệ thống các BTTNHH cho toàn chương trình một khối học, đáp ứng chuẩn đầu ra mới theo Dự thảo 2018 [1]. Các nội dung chính bao gồm: (1) Xác định mục tiêu đào tạo và yêu cầu của BTTNHH; (2) Xác định các dạng BTTNHH; (3) Quy trình xây dựng hệ thống BTTNHH; (4) Các Ma trận khung và Ma trận chi tiết cho hệ thống BTTNHH lớp 11; và (5) Các ý kiến đánh giá ưu và nhược điểm của quy trình đề xuất được đưa ra bởi một số giáo viên có kinh nghiệm sau khi áp dụng thử quy trình này. 2. Nội dung 2.1. Tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu bài học (NCBH) Trong lĩnh vực phát triển chuyên môn, gần đây, phương pháp NCBH đã thu hút nhiều quan tâm của các nhà giáo dục và các học giả trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam [2]. NCBH là một phương pháp cải thiện năng lực nghề nghiệp của GV thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học ở từng bài học cụ thể. Trong quá trình này, các GV gặp nhau thường xuyên trong một khoảng thời gian dài (có thể từ một tháng đến một năm) để cùng làm việc về phần thiết kế, thực hiện, kiểm tra, và cải tiến một hoặc nhiều bài học cần nghiên cứu. Theo tài liệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: