Danh mục

Quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 483.61 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm người chưa thành niên phạm tội và thực trạng người chưa thành niên phạm tội; Quyền bào chữa và ý nghĩa của chế định quyền bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021; Hạn chế trong hoạt động thực tiễn thực hiện chế định quyền bào chữa được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN BỊ BUỘC TỘI TRÊN CƠ SỞ ĐẢM BẢO CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM THE RIGHT TO DEFENSE OF MINORS ON THE BASIS OF ENSURING BASIC PRINCIPLES OF CRIMINAL PROCEDURE LAW IN VIETNAM Huỳnh Thị Phương Linh Hà Thị Ngọc Lan Tóm tắt: Thực trạng trẻ hóa tội phạm hiện nay đang có xu hướng gia tăng, đi cùngvới đó là sự hạn chế trong việc tiếp cận, thiếu hiểu biết về pháp luật ở độ tuổi chưa thànhniên đã tạo tiền đề khiến cho việc thực hiện quyền bào chữa của người chưa thành niên bịbuộc tội về cơ bản là chưa được phát huy một cách triệt để và toàn diện. Thông qua bàiviết này, nhóm tác giả đề cập đến vấn đề quyền bào chữa của người chưa thành niên bịbuộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự tại ViệtNam. Từ khóa: Người chưa thành niên, quyền bào chữa, đảm bảo nguyên tắc tố tụng Abstract: Recently, juvenile crime has become common. The problem ofrejuvenating criminals is currently increasing. In addition to limited access and lack ofunderstanding of the law, the exercise of the defense rights of juveniles has not been fullypromoted. In this article, the authors address the issue of the defense rights of minors onthe basis of ensuring the basic principles of criminal procedure law in Vietnam. Keywords: Minors, right to defend, ensure procedural principles 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tỷ lệ phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên diễn ra ngàycàng phổ biến trong xã hội. Là đối tượng được áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt, việcngười chưa thành niên cần phải trang bị cho mình nền tảng kiến thức, sự hiểu biết về cácquy định pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng nhằm đảm bảo tốtnhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ là điều thực sự cần thiết. Trong bài viết này, nhómtác giả bình luận về quyền bào chữa của người chưa thành niên bị buộc tội. Qua đó, đềxuất giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự đối với quyền bàochữa của người chưa thành niên bị buộc tội trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản củapháp luật tố tụng hình sự tại Việt Nam hiện nay. 2. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và thực trạng người chưa thànhniên phạm tội Căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm2017 quy định “Người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi”. Tuy nhiên, dưới Luật K45G, Trường Đại học Luật, Đại học Huế Luật K45G, Trường Đại học Luật, Đại học Huế 206góc độ phạm vi của pháp luật hình sự, căn cứ pháp lý tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có quy định cụ thể về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạmrất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123,134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252,265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”. Như vậy, trong phạm vi về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhóm tác giả đặt kháiniệm “Người chưa thành niên phạm tội” được hiểu là người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổiđến dưới 18 tuổi và đã thực hiện hành vi vi phạm các tội phạm được quy định trong Bộluật Hình sự. Nhận thấy, ở độ tuổi này, người chưa thành niên chủ yếu vẫn đang sốngphụ thuộc vào gia đình và chưa có khả năng xác lập nền tảng kinh tế, tài chính cho bảnthân. Các mối quan hệ xã hội của họ nằm trong phạm vi tương đối hẹp. Tuy nhiên, đâylại chính là độ tuổi tâm sinh lý phát triển, khiến cho nhu cầu tìm kiếm, thể hiện cái tôihiếu thắng và mong muốn chứng minh bản thân được thôi thúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Bên cạnh đó, đáng kể đến ở độ tuổi này, mức độ người chưa thành niên tiếp cận và thamgia vào các nền tảng mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn. Theo nhóm tác giả đánh giá,chính các yếu tố cộng hưởng trên đã góp phần khiến cho lối sống, tư tưởng, lý trí của họbị xáo động, dẫn đến các vụ việc phạm tội có xu hướng gia tăng đáng kể ở độ tuổi này. Tình hình tội phạm ở độ tuổi chưa thành niên ngày càng diễn ra phổ biến, đáng kểđến là tình hình tội phạm của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danhdự; nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng và nhóm tội phạm xâm phạm quyền sởhữu. Đơn cử như trên địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian gầnđây đã xảy ra một số vụ “cố ý gây thương tích” mà người phạm tội chỉ là những thanh,thiếu niên. Theo Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự, Công anThành phố Huế đánh giá: “Nguyên nhân chính của nạn thanh, thiếu niên phạm tội “Cố ýgây thương tích” là do lối sống buông thả của bản thân các đối tượng; cũng như thiếu sựquản lý, giáo dục của gia đình, phụ huynh. Hiện, mạng xã hội kết nối thông tin mạnh mẽ,các đối tượng càng dễ dàng lập hội, nhóm rủ rê, lôi kéo, kích động người khác tham giagây án. Sự hạn chế hiểu biết pháp luật cũng là nguyên nhân khiến cho các đối tượngmanh động, liều lĩnh khi gây án”1 Đáng chú ý, vào năm 2021, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở phiêntòa hình sự sơ thẩm xét xử 6 bị cáo giả danh lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 đểcưỡng đoạt tài sản của người đi đường. Đây được xem là vụ án điểm để tuyên truyền, rănđe các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, điều1 https://baophapluat.vn/thua-thien-hue-canh-ba ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: