Danh mục

Rèn luyện kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp tích hợp tiếp nhận nội dung tác phẩm văn chương cho sinh viên ngữ văn - một biểu hiện của định hướng đào tạo ứng dụng nghề nghiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.20 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn hệ Đại học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội được xây dựng theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE). Điều đó được thể hiện trong các học phần cụ thể, nhất là các học phần nghiệp vụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp tích hợp tiếp nhận nội dung tác phẩm văn chương cho sinh viên ngữ văn - một biểu hiện của định hướng đào tạo ứng dụng nghề nghiệpTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 36/2019 115 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP TÍCH HỢP TIẾP NHẬN NỘI DUNG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG CHO SINH VIÊN NGỮ VĂN - MỘT BIỂU HIỆN CỦA ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO ỨNG DỤNG NGHỀ NGHIỆP Trần Thị Kim Chi Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn hệ Đại học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội được xây dựng theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE). Điều đó được thể hiện trong các học phần cụ thể, nhất là các học phần nghiệp vụ. Ở học phần Phương pháp dạy học Ngữ văn, chúng tôi rèn luyện cho sinh viên cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp lồng ghép nội dung môn học Ngữ văn. Đây là một biểu hiện của định hướng đào tạo ứng dụng nghề nghiệp. Từ khóa: Tích hợp, sinh hoạt lớp, bài học Ngữ văn, POHE Nhận bài ngày 25.11.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.12.2019 Liên hệ tác giả: Trần Thị Kim Chi; Email: ttkchi@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong dạy học hiện đại, người dạy có thể sử dụng phương pháp này hay phương phápkhác, miễn sao giúp người học lĩnh hội được nhiều nhất kiến thức và phát huy được nănglực của mình. Dạy học văn có tính đặc thù, đòi hỏi năng lực tri nhận, cảm nhận và đồngsáng tạo của cả người dạy lẫn người học. Trong dạy học văn, việc ứng dụng công nghệthông tin trong thiết kế, trình bày bải giảng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Việc thuyết trình, hóathân, nhập vai hay “sân khấu hóa” luôn mang lại hiệu quả đặc biệt, bởi nó giúp người họcthâm nhập thẳng vào hồn cốt của tác phẩm văn chương, từ đó cảm nhận được tất cả các giátrị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của nó. Song các hoạt động này không dễ tổ chức thườngxuyên, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là năng lực thấu cảm và diễn xuất củangười học. Mọi thứ năng lực, trong đó có năng lực thẩm thấu và niềm yêu thích, đam mêvăn chương, đều cần được rèn luyện, tích lũy. Để nâng cao năng lực dạy học văn, để vănhọc là nhân học, là biểu trưng của khát vọng vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ thường xuyênhiện hữu trong tâm thức người học, ngay trong các hoạt động ngoại khóa hay giờ sinh hoạtlớp, người dạy vẫn có thể lồng ghép nội dung giáo dục quy định với các kiến thức, bài học116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIvề văn chương. Điều này không chỉ làm cho các giờ sinh hoạt lớp bớt nhàm chán, mà ởmột mức độ nhất định, còn rèn luyện, hình thành năng lực văn cho người học.2. NỘI DUNG2.1. Đặc điểm của giờ sinh hoạt lớp trong nhà trường phổ thông Khác với các hoạt động ngoại khóa, giờ sinh hoạt lớp của học sinh phổ thông các cấplà bắt buộc, có quy định cụ thể 1 tiết/tuần. Thông thường, trong khoảng 45 phút, giáo viênchủ nhiệm lớp (GVCN) sẽ phải triển khai các công việc cố định bao gồm: - Ổn định tổ chức lớp. - Nêu mục đích, lí do. - Triển khai phần sinh hoạt của cán bộ tổ, cán bộ lớp nhằm đánh giá, bình chọn các cánhân ưu tú, xuất sắc trong tuần để khen ngợi, biểu dương; đồng thời cũng nhắc nhở, chỉnhsửa những khuyết điểm nếu có của các cá nhân. Mỗi tiết sinh hoạt lớp hiện nay trong cácnhà trường thường lồng ghép nội dung sinh hoạt theo chủ điểm tháng. Phần nội dung nàyngắn gọn, có thể diễn ra trong khoảng 15 phút, do GVCN phổ biến, nhắc nhở, đánh giá sauđó là ý kiến phản hồi, trao đổi, thảo luận và phát biểu, đề xuất ý kiến (nếu có) của học sinh. Để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, bên cạnh việc tóm lược, đánh giá hoạtđộng chung và riêng của từng học sinh, GVCN thường phân công nhiệm vụ cho ban cán sựlớp, thảo luận các nội dung giữa các tổ, nhóm để cùng thực hiện. Việc thảo luận này sẽgiúp cho việc triển khai tiết sinh hoạt được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả. Căncứ vào tình hình thực tế, GVCN sẽ cho học sinh thảo luận một số các nội dung như: nhắcnhở một số học sinh, khắc phục những hạn chế trong tuần, điều chỉnh lại nội quy lớp họchay yêu cầu học tập với bộ môn... Như thế, sinh hoạt lớp là hoạt động giáo dục cần thiết vàcó ý nghĩa, bởi cả người dạy và người học đều có thời gian để vừa nhìn lại, kiểm điểm mọiviệc trong một tuần đã qua, vừa kịp thời chấn chỉnh, định hướng, đưa ra kế hoạch, nội dungcụ thể, phù hợp cho tuần học tới. Tuy nhiên, điều đáng nói của hoạt động sinh hoạt lớp cuối tuần chính là ở chỗ nó cótính chất lặp đi lặp lại trong cả một năm học. Đầu tuần chào cờ, cuối tuần sinh hoạt lớp.Tuần nào cũng vậy và cũng vẫn trình tự các nội dung, hoạt động như thế. GVCN dù có linhhoạt và học sinh có nghiêm túc đến mấy cũng không tránh khỏi sự gò bó, khiên cưỡng vànhàm chán. Do vậy, rất cần một phương thức tổ chức giờ sinh hoạt l ...

Tài liệu được xem nhiều: