Danh mục

Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.84 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm 80, hệ thống ngân hàng của Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng đơn cấp trong đó ngân hàng nhà nước là ngân hàng duy nhất của đất nước, đóng vai trò kiểm soát cả về khối lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến NGHIÊN CỨU KHÓA HỌP LẦN THỨ BẨY KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến François-Xavier Béllocq Cơ quan Phát triển Pháp Đà Nẵng, ngày 26 và 27 tháng 2 năm 2008 Mục lục Rủi ro hệ thống ngân hàng ở Việt Nam xu hướng gần đây và triển vọng diễn biến 1. MộT Hệ THốNG NGÂN HÀNG ĐANG TRONG GIAI ĐOạN CHUYểN ĐổI VÀ CÓ MứC Độ KHÔNG MINH BạCH RấT CAO ...................................................................3 1.1. QUÁ TRÌNH CHUYểN ĐổI VÀ CÁC THÁCH THứC ...........................................................3 1.2. RấT KHÓ ĐÁNH GIÁ Về TÌNH HÌNH TổNG KếT TÀI SảN CủA Hệ THốNG NGÂN HÀNG ...........5 1.2.1. Không có thông tin chắc chắn về mức độ vốn hóa .....................................5 1.2.2. Không có thông tin chắc chắn về chất lượng tài sản và dự phòng..............5 2. Hệ THốNG NGÂN HÀNG VÀ CHU TRÌNH TÀI CHÍNH...........................................7 2.1. CÁC BƯớC TRÌNH Tự CủA KHủNG HOảNG CHÂU Á VÀ KHÁI NIệM HƯNG PHấN TÀI CHÍNH CủA F. MISHKIN ...........................................................................................................7 2.2. LUồNG VốN VÀO, CHU TRÌNH TÍN DụNG VÀ GIÁ TÀI SảN ở VIệT NAM .............................9 2.3. XU THế ĐÔ LA HÓA : MộT RủI RO TIềM TÀNG NHƯNG HIệN VẫN HạN CHế ĐƯợC ............11 3. NHữNG DIễN BIếN CÓ THể Dự ĐOÁN ................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................16 Mục tiêu của bài viết này là giới thiệu một phân tích về rủi ro hệ thống ở Việt Nam trên cơ sở dựa trên kiến thức lý thuyết được phát triển trong lĩnh vực tài chính vĩ mô từ cuối những năm 90. Định hướng này cho phép chúng ta có cái nhìn tổng thể về các thách thức lớn mà hệ thống ngân hàng của Việt Nam phải đối mặt với tư cách là một nền kinh tế vừa trong giai đoạn chuyển đổi, vừa thu hẹp khoảng cách rất nhanh với các nền kinh tế khác và đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong khuôn khổ này, phần đầu của bài viết được dành để giới thiệu hai đặc tính chủ yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam : thứ nhất là quá trình từng bước tiến hành tự do hóa và thứ hai là tính chất không minh bạch của hệ thống này. Trong phần hai, chúng tôi đi vào phân tích các rủi ro xuất phát từ chu trình tài chính và tình trạng đô la hóa bảng tổng kết tài sản. Cuối cùng, phần ba sẽ đưa ra suy nghĩ về khả năng diễn biến phát triển của hệ thống ngân hàng dựa trên 3 kịch bản. 1. Một hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi và có mức độ không minh bạch rất cao 1.1. Quá trình chuyển đổi và các thách thức Trong những năm 80, hệ thống ngân hàng của Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng đơn cấp (one-tier system) trong đó Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng duy nhất của đất nước, đóng vai trò kiểm soát cả về khối lượng, chi phí và hoạt động phân bổ tín dụng cho các lĩnh vực. Vốn là đặc trưng của hệ thống ngân hàng hoàn toàn được đặt dưới sự chỉ huy bằng mệnh lệnh hành chính của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, mô hình này đã bắt đầu được cải cách kể từ năm 1990 với sự hình thành của một hệ thống ngân hàng hai cấp (two- tier system). Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu tổ chức của lĩnh vực ngân hàng. Theo phương thức tổ chức mới, ngân hàng trung ương có nhiệm vụ điều tiết hệ thống tài chính trong khi đó các ngân hàng cấp 2 có vai trò xác định khối lượng và phân bổ tín dụng cho các lĩnh vực khác nhau. Các ngân hàng thương mại được thành lập trong khuôn khổ hệ thống hai cấp bao gồm bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và một ngân hàng thương mại Nhà nước với qui mô nhỏ hơn (State Owned Commercial Banks hay SOCB), hiện đang chiếm vị trí chủ đạo trên thị trường, ngoài ra còn có khoảng 40 ngân hàng do tư nhân nắm một phần vốn (Ngân hàng cổ phần) và rất nhiều các quỹ tín dụng nhân dân (People’s Credit Funds). Kể từ đầu những năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) và sau đó là việc gia nhập vào WTO (bắt đầu có hiệu lực từ năm 2007) đã cho phép bước sang một giai đoạn mới trong quá trình cải cách. Thực vậy, tự do hóa hệ thống ngân hàng tới năm 2010 là một cam kết do chính phủ Việt Nam đưa ra trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Mỹ, cam kết này sau đó đã được áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO theo qui định của điều khoản tối huệ quốc. Như vậy, giai đoạn cải cách mới này có thể sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng quốc tế có mức tham gia mạnh hơn trong cơ cấu vốn của các ngân hàng Việt Nam (các ngân hàng nước ngoài hiện có khả năng- theo qui định của hiệp định- mở các chi nhánh với 100% vốn do mình kiểm soát ngay từ năm 2007). Giai đoạn cải cách mới đã được văn bản hóa trong một văn kiện khung – văn kiện này còn được gọi là lộ trình – do thủ tướng Việt Nam ký ngày 24 tháng 5 năm 2006. Dự kiến sẽ còn nhiều thay đổi lớn từ nay tới năm 2010 : cải cách ngân hàng Nhà nước Việt Nam và công tác giám sát ngân hàng (với việc từng bước triển khai các tiêu chí cẩn trọng của Hiệp định Basel I và sau đó là Basel II) ; cổ phần hóa một phần ngân hàng thương mại Nhà nước SOCB (equitization) ; sau đó, mở cửa lĩnh vực ngân hàng ở một mức độ lớn hơn cho các ngân hàng nước ngoài tham gia (hiện nay ngân hàng nước ngoài được tham gia vào vốn của các ngân hàng đã được cổ phần hóa ở mức 30% đối với nhóm ngân hàng và 15% đối với một ngân hàng nước ngoài). 3/16 Cuộc cải cách này sẽ có những hệ quả rất lớn đối vớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: