Rụng tóc sau khi sanh
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 88.44 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân. Ngay cả mỗi người bình thường trong chúng ta cũng rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. (Do đó việc đầu tiên là nên đếm thử xem số tóc rụng mỗi ngày có trên 100 sợi hay không). Theo lời chị kể, nếu không có triêu chứng gì khác, chứng rụng tóc của chị có vẻ liên quan tới việc chị vừa mới sanh cháu. Chứng rụng tóc này được gọi là telogen effluvium Bình thường, vào bất cứ thời gian nào trong cuộc sống, khoảng 85-90 phần trăm số lượng tóc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rụng tóc sau khi sanh Rụng tóc sau khi sanh Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân. Ngay cả mỗi người bình thườngtrong chúng ta cũng rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. (Do đó việc đầu tiênlà nên đếm thử xem số tóc rụng mỗi ngày có trên 100 sợi hay không). Theo lời chị kể, nếu không có triêu chứng gì khác, chứng rụng tóc củachị có vẻ liên quan tới việc chị vừa mới sanh cháu. Chứng rụng tóc này đượcgọi là telogen effluvium Bình thường, vào bất cứ thời gian nào trong cuộc sống, khoảng 85-90phần trăm số lượng tóc của một người trung bình nằm trong giai đoạn hoạtđộng, mọc và dài ra một cách tích cực (gọi là anagen phage), trong khi 10-15phần trăm của số còn lại bước vào giai đoạn “xả hơi” (gọi là telogen phage).Thường thường, một sợi tóc ở trong giai đoạn hoạt động (anagen phage) vàokhoảng hai tới bốn tháng, sau đó bước vào giai đoạn “về hưu”-telogenphage, nghỉ ngơi khoảng hai tới bốn tháng rồi… rụng và được thay thế bởimột sợi tóc khác. Trong tình trạng được gọi là telogen effluvium, một số thay đổi, chấnđộng của cơ thể có thể làm cho số lượng tóc “về hưu non” tăng lên đến 30phần trăm của tổng số tóc. Các thay đổi này có thể xảy ra sau một chấn thương nặng của cơ thểvề thể chất hoặc tinh thẩn, sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng, thay đổi lớn trongcách ăn uống hoặc cân nặng, cơ thể thiếu chất sắt, sau một cuộc mổ, các thayđổi của nội tiết tố (hormone), -như trong trường hợp của chị là sau khi sanh,hoặc ở những người bước vào thời kỳ mãn kinh-. Các bệnh của tuyến giáp,(cường hay suy giáp –hypo hay hyperthyroidism), và một số loại thuốc cũngcó thể gây ra telogen effluvium. Bởi vì số tóc “về hưu” sẽ nghỉ ngơi từ hai tới bốn tháng trước khirụng, chúng ta sẽ thường chỉ phát hiện tóc rụng sau khoảng thời gian này. Vídụ, trong trường hợp của chị, chị chỉ thấy tóc rụng nhiều khoảng hai batháng sau khi sanh. Mặc dù hơi “thấy ghê” vì tóc rụng nhiều quá (trung bình là 300 sợimỗi ngày thay vì chỉ có 100 sợi ở người bình thường), chứng “tóc về hưunon” (telogen effluvium) này, ít khi kéo dài hơn sáu tháng. (Dù trong một sốbệnh kinh niên, nó có thể kéo dài hơn). Nếu thật sự chỉ bị telogen effluvium, tóc sẽ mọc trở lại bình thườngsau thời gian khoảng sáu tháng như vừa đề cập mà không cần phải làm gìkhác. Tuy nhiên, tóc rụng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nữanhư các bệnh da đầu, các bệnh hệ thống, do hoá chất hoặc cách làm tóc, dothuốc men, do dinh dưỡng, do di truyền, vân vân; và cách chữa rất khácnhau. Do đó, tốt nhất là nên đến bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán thậtchính xác. Tóm lại, có vẻ như là tóc của chị chỉ muốn “nghỉ xả hơi” một chút saukhi sanh mà thôi. Cứ đến bác sĩ để kiểm tra cho chắc chắn và yên tâm, vuivới em bé, đừng lo lắng quá. Vì lo lắng quá lại có thể làm cho thêm tócmuốn “xả hơi” rồi rụng thêm, đưa chị vào vòng lẩn quẩn lo lắng làm tócrụng rồi tóc rụng làm lo lắng… Thân mến. Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rụng tóc sau khi sanh Rụng tóc sau khi sanh Rụng tóc có rất nhiều nguyên nhân. Ngay cả mỗi người bình thườngtrong chúng ta cũng rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. (Do đó việc đầu tiênlà nên đếm thử xem số tóc rụng mỗi ngày có trên 100 sợi hay không). Theo lời chị kể, nếu không có triêu chứng gì khác, chứng rụng tóc củachị có vẻ liên quan tới việc chị vừa mới sanh cháu. Chứng rụng tóc này đượcgọi là telogen effluvium Bình thường, vào bất cứ thời gian nào trong cuộc sống, khoảng 85-90phần trăm số lượng tóc của một người trung bình nằm trong giai đoạn hoạtđộng, mọc và dài ra một cách tích cực (gọi là anagen phage), trong khi 10-15phần trăm của số còn lại bước vào giai đoạn “xả hơi” (gọi là telogen phage).Thường thường, một sợi tóc ở trong giai đoạn hoạt động (anagen phage) vàokhoảng hai tới bốn tháng, sau đó bước vào giai đoạn “về hưu”-telogenphage, nghỉ ngơi khoảng hai tới bốn tháng rồi… rụng và được thay thế bởimột sợi tóc khác. Trong tình trạng được gọi là telogen effluvium, một số thay đổi, chấnđộng của cơ thể có thể làm cho số lượng tóc “về hưu non” tăng lên đến 30phần trăm của tổng số tóc. Các thay đổi này có thể xảy ra sau một chấn thương nặng của cơ thểvề thể chất hoặc tinh thẩn, sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng, thay đổi lớn trongcách ăn uống hoặc cân nặng, cơ thể thiếu chất sắt, sau một cuộc mổ, các thayđổi của nội tiết tố (hormone), -như trong trường hợp của chị là sau khi sanh,hoặc ở những người bước vào thời kỳ mãn kinh-. Các bệnh của tuyến giáp,(cường hay suy giáp –hypo hay hyperthyroidism), và một số loại thuốc cũngcó thể gây ra telogen effluvium. Bởi vì số tóc “về hưu” sẽ nghỉ ngơi từ hai tới bốn tháng trước khirụng, chúng ta sẽ thường chỉ phát hiện tóc rụng sau khoảng thời gian này. Vídụ, trong trường hợp của chị, chị chỉ thấy tóc rụng nhiều khoảng hai batháng sau khi sanh. Mặc dù hơi “thấy ghê” vì tóc rụng nhiều quá (trung bình là 300 sợimỗi ngày thay vì chỉ có 100 sợi ở người bình thường), chứng “tóc về hưunon” (telogen effluvium) này, ít khi kéo dài hơn sáu tháng. (Dù trong một sốbệnh kinh niên, nó có thể kéo dài hơn). Nếu thật sự chỉ bị telogen effluvium, tóc sẽ mọc trở lại bình thườngsau thời gian khoảng sáu tháng như vừa đề cập mà không cần phải làm gìkhác. Tuy nhiên, tóc rụng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nữanhư các bệnh da đầu, các bệnh hệ thống, do hoá chất hoặc cách làm tóc, dothuốc men, do dinh dưỡng, do di truyền, vân vân; và cách chữa rất khácnhau. Do đó, tốt nhất là nên đến bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán thậtchính xác. Tóm lại, có vẻ như là tóc của chị chỉ muốn “nghỉ xả hơi” một chút saukhi sanh mà thôi. Cứ đến bác sĩ để kiểm tra cho chắc chắn và yên tâm, vuivới em bé, đừng lo lắng quá. Vì lo lắng quá lại có thể làm cho thêm tócmuốn “xả hơi” rồi rụng thêm, đưa chị vào vòng lẩn quẩn lo lắng làm tócrụng rồi tóc rụng làm lo lắng… Thân mến. Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học bệnh thường gặp dinh dưỡng cho sức khỏe y học phổ thông tài liệu y học giáo dục y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 219 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 181 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 176 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 164 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 153 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 124 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 121 0 0 -
4 trang 106 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 104 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0