Danh mục

Sản xuất phân hữu cơ từ bèo Lục Bình bằng chế phẩm Vixura

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bèo Lục Bình (Eichhornia crassipes) có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã được di nhập vào Việt Nam từ những năm 1902 với mục đích trồng làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng 10 ngày, hiện chúng đã phân bố rộng khắp tại các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sản xuất phân hữu cơ từ bèo Lục Bình bằng chế phẩm VixuraBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.000107SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ BÈO LỤC BÌNH BẰNG CHẾ PHẨM VIXURA *Đặng Thụy Lê Vy Tóm tắt: Bèo Lục Bình (Eichhornia crassipes) có nguồn gốc từ Nam Mỹ đã được di nhập vào Việt Nam từ những năm 1902 với mục đích trồng làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng 10 ngày, hiện chúng đã phân bố rộng khắp tại các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng. Vì vậy, việc xử lý sinh khối bèo Lục Bình đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sử dụng chế phẩm Vixura với liều lượng 300 g/150 kg bèo cho hiệu suất tạo mùn với tỷ lệ 23,4%. Nguồn phân hữu cơ tạo thành có dinh dưỡng cao với hàm lượng nitơ tổng số chiếm 1,87%, photpho (P2O5) là 1,46% và kali (K2O) chiếm 1,18%. Đây là nguồn phân hữu cơ dễ làm đối với người dân và có thể thay thế cho các sản phẩn thương mại hiện đang bán trên thị trường. Từ khóa: Bèo Lục Bình, chế phẩm Vixura, phân hữu cơ.1. MỞ ĐẦU Bèo Lục Bình là loài thực vật thủy sinh ngoại lai xâm hại nguy hiểm, có tên trongDanh mục loài ngoại lai xâm hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định (2011),chúng chỉ phân bố ở các thủy vực nước đứng như ao, hồ, mương nước, ven sông, trên cácđồng ruộng đang canh tác,.. .(Carina C. G. & Cecilia M. P., 2007). Sự phát triển quá mức củabèo Lục Bình ở các sông hồ sẽ gây cản trở dòng chảy, làm giảm lưu thông của nước, ảnhhưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người dân trong khu vực. Ngoài ra, do mật độ quádày nên dẫn đến tình trạng bèo chết với số lượng lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, ảnhhưởng đến hệ sinh thái của thủy vực,... Các chế phẩm vi sinh vật được xem là một công cụ hữu hiệu để giải quyết nhữngvấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lýchất thải rắn, rác thải sinh hoạt, xử lý bùn ao nuôi thủy sản, các phế phẩm từ nông nghiệpđể làm phân bón nhằm tạo ra sản phẩm thân thiện môi trường đã và đang được các nhàkhoa học quan tâm. Bài báo này giới thiệu một số kết quả về việc tìm hiểu khả năng sử dụng chế phẩm sinhhọc Vixura để xử lý bèo Lục Bình tạo nguồn phân hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao,giúp tăng hiệu quả canh tác cây trồng và hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Bèo Lục Bình (Eichhornia crassipes) được thu tại các ao hồ ở thành phố Pleiku -tỉnh Gia Lai, sau đó phơi từ 5 - 7 ngày cho khô héo dùng để làm nguyên liệu cho quá trìnhtạo phân hữu cơ.Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Tp. Pleiku, Gia LaiEmail: angthuylevy@gmail.comPHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 865 Chế phẩm Vixura: là tập hợp các chủng vi sinh vật chuyên dùng có hoạt tínhcellulase mạnh, có tính chịu nhiệt cao, đã được tuyển chọn và bảo quản tại Viện Côngnghệ sinh học Việt Nam.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm khả năng xử lý bèo Lục Bình bằng chế phẩm Vixura theo Bảng 1như sau: Bảng 1. Các công thức thí nghiệm xử lý bèo Lục Bình bằng chế phẩm Vixura Lô thí nghiệm Bèo Lục Bình (kg) Chế phẩm Vixura (g) Phân NPK (g) Đối chứng 150 0 150 Công thức 1 150 100 150 Công thức 2 150 200 150 Công thức 3 150 300 150 - Tiến hành pha chế phẩm Vixura cùng với phân NPK trong 5 L nước rồi tưới vàomỗi đống ủ gồm có 150 kg bèo Lục Bình đã được chuẩn bị sẵn sao cho nguyên liệu ướtđều và nước không bị ngấm chảy ra xung quanh đống ủ. Kích thước mỗi đống ủ dài 0,7-0,8 m, rộng 0,5-0,6 m và cao 0,4-0,5 m. Cuối cùng phủ kín bằng tấm vải nhựa và theo dõikết quả thực nghiệm. Các công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần. - Xác định nhiệt độ của đống ủ bằng nhiệt kế thủy ngân. - Tỷ lệ mùn hóa được xác định theo Tăng Thị Chính và nnk., (2003). - Đánh giá chất lượng phân hữu cơ tạo thành qua các thông số: + Xác định độ ẩm: theo TCVN 5815:2001. + Xác định pH: theo TCVN 5979:1995. + Xác định hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số: theo TCVN 9492-2012, (2012). + Xác định nitơ tổng số, P2O5 vàK2O: theo TCVN 5815-2001 (2008). - Thống kê và xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2010.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Biến động nhiệt độ của đống ủ Biến động nhiệt độ của đống ủ rất quan trọng trong quá trình ủ, nó phản ánh tốc độcủa quá trình phân giải bèo Lục Bình nhanh hay chậm, các mầm bệnh trong đống ủ có bịtiêu ...

Tài liệu được xem nhiều: