Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011; vậy làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học? Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến kinh nghiệm để trả lời câu hỏi này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPTSáng kiến kinh nghiệm 2012 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT ************************ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh (HS) sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Với bản chất là hình thành và phát triển cho HS khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống, phương pháp giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là một trong những phương pháp ưu thế đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Hơn nữa, rèn luyện KNS cho HS còn được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lí do khiến giáo dục KNS trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS cho HS nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn. Bản chất của môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao để HS vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các KNS cũng không phải là đơn giản. Hơn nữa, cùng với xu thế chung của xã hội hiện nay, hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn học khoa học tự nhiên và -1- Sáng kiến kinh nghiệm 2012 không chú trọng các môn khoa học xã hội. Đây cũng là tình hình chung của xã hội và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập nói chung cũng như việc tìm hiểu, cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương nói riêng. Vì vậy, việc thiết kế những bài dạy sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung vừa giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫn tạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là vấn đề rất cần thiết đối với người giáo viên Ngữ Văn. Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là trong việc vận dụng và phát huy tối đa công năng của các phương pháp dạy học tích cực trong việc giáo dục KNS cho HS. Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía HS. Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho học sinh ở ba lớp 10 mà tôi phụ trách giảng dạy, để cho các em phát biểu những cảm nhận của mình về những tác dụng của bài học trong việc rèn luyện KNS. Kết quả cụ thể như sau: STT 1 2 NỘI DUNG CÂU HỎI Theo em, học Văn có giúp em nâng cao khả năng nhận thức không? KẾT QUẢ - Có - Có nhưng không thực tế. 83/132 49 chỉnh hành vi không? -2- Có 67 Không 4 Không biết Theo em, học Văn có giúp em điều 41 Sáng kiến kinh nghiệm 2012 (Không trả lời) 3 Theo em, học Văn có ý nghĩa không? 4 Theo em, học Văn có cần thiết không? Có 132/132 Cần 73 Không cần 59 Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của HS khi các em nhận định văn học là môn học bổ ích, có ý nghĩa nhưng có đến 37,12% HS cho rằng học văn có giúp em nâng cao khả năng nhận thức nhưng không thực tế vì các tác phẩm văn học toàn phản ánh những cái đã qua nên chỉ giúp các em nhìn nhận lại quá khứ mà không giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại. Thậm chí có đến 31,1% HS không biết là học Văn có giúp em điều chỉnh hành vi của mình hay không và 44,70% HS kết luận không cần học môn Văn là một tỉ lệ không nhỏ. Từ đó ta dễ dàng nhận ra HS cảm nhận được Văn là môn học có ý nghĩa nhưng còn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn của môn học này. Thực tế ấy khiến người giáo viên dạy Văn không khỏi không suy nghĩ. Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Văn nói chung và giảng dạy môn Văn ở chương trình lớp 10, lớp đầu cấp của khối THPT - HS còn nhiều bỡ ngỡ, đạt hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và tác động tích cực hơn đối với HS nhằm giáo dục KNS cho các em, chúng tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy bằng việc áp dụng một số phương pháp dạy học như: dạy học nhóm, dạy học theo dự án và dạy học thông qua trò chơi nhằm giúp cho HS phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống một cách chủ động hơn. Môn Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung và trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong xu thế mới. Do đặc trưng của bộ môn, Văn học không chỉ giúp HS nhận thức mà còn có khả năng điều chỉnh hành vi cũng như nâng cao cảm quan thẩm mĩ để hướng đến định hình và hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy, việc giáo dục KNS cho HS không phải đến nay mới có mà ...