Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng biên soạn báo cáo phân tích tình hình Kinh tế - Xã hội của Chi cục Thống kê cấp huyện

Số trang: 7      Loại file: docx      Dung lượng: 31.58 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của sáng kiến đã được triển khai theo kế hoạch công tác năm đến cấp huyện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng biên soạn báo cáo phân tích tình hình Kinh tế - Xã hội của Chi cục Thống kê cấp huyện CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÒNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng biên soạn báo cáo phân tích tình hình Kinh tế - Xã hội của Chi cục Thống kê cấp huyện Tác giả: Chức vụ: Thống kê viên Đơn vị công tác: Cục Thống kê tỉnh , tháng 8 năm 2023 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Biên soạn và công bố thông tin tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, năm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động thống kê hiện nay. Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin diễn ra nhanh chóng, sự chia sẻ thông tin được cập nhật thông qua các báo cáo thống kê phân tích tình hình kinh tế - xã hội là rất hữu ích cho người dùng tin, nó không chỉ giúp nâng cao vai trò và tầm quan trọng của thông tin thống kê mà còn nâng cao vị thế của ngành Thống kê. Những năm qua, công tác biên soạn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội đã được đổi mới cả về nội dung và hình thức đối với Trung ương và cấp tỉnh. Đối với cấp huyện, việc thực hiện báo cáo tình hình kinh tế - xã hội đã được thực hiện và triển khai, nhưng còn chưa thống nhất về nội dung, chỉ tiêu, nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin, và cũng chưa có nhiều giải pháp được đề xuất nhằm phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy và chính quyền cơ sở. Với mục đích nâng cao vai trò và tầm quan trọng của thông tin thống kê thể hiện cụ thể ở các báo cáo phân tích tình hình kinh tế - xã hội, nhằm phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của Cấp ủy và chính quyền, các cấp, các ngành ở địa phương, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của người dùng tin. Trong quá trình công tác và khi được điều động về công tác ở lĩnh vực thống kê tổng hợp, qua thời gian theo dõi, đánh giá và tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của cấp huyện, tôi nhận thấy cần xây dựng và hướng dẫn cho Chi cục Thống kê cấp huyện biên soạn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội theo hướng thống nhất, phù hợp và triển khai thực hiện sáng kiến năm 2023 với nội dung “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng biên soạn báo cáo phân tích tình hình kinh tế - xã hội của Chi cục Thống kê cấp huyện”. Biểu mẫu, đề cương và nội dung của sáng kiến đã được triển khai theo kế hoạch công tác năm đến cấp huyện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương. Sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi mong nhận được thêm ý kiến đóng góp từ Hội đồng sáng kiến Cục Thống kê tỉnh để tiếp tục hoàn thiện và góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các đối tượng dùng tin. PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Thực trạng công tác biên soạn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở cấp huyện hiện nay * Thực trạng công tác biên soạn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ở cấp huyện: Hiện nay, công tác biên soạn báo cáo tình hình kinh tế - xã hội được thực hiện theo kế hoạch (phần công việc của phòng Thống kê Tổng hợp) do Cục giao hàng năm, gồm 2 kỳ: 6 tháng đầu năm và cả năm, các Chi cục Thống kê thực hiện đầy đủ và có sự đầu tư nhiều hơn trong việc phân tích thể hiện mức độ quan tâm của người thực hiện đối với các báo cáo này đã được nâng lên nhiều theo thời gian. Tuy nhiên công tác thu thập và tổng hợp số liệu để đưa vào biểu cũng như phân tích trong báo cáo còn các chỉ tiêu mang giá trị chưa hợp lý, thiếu cơ sở tính toán cũng như tính khách quan thấp; một số nội dung để mở còn chưa linh hoạt theo thực tế, số liệu cập nhật còn thiếu… Trong phần phân tích báo cáo, một số đơn vị còn đưa vào quá nhiều nội dung nằm ngoài phạm vi của báo cáo thống kê phân tích tình hình kinh tế - xã hội khiến cho bản báo cáo trở nên quá dài, quá nhiều nội dung. * Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: (i) Báo cáo phân tích tình hình kinh tế - xã hội còn mang tính hình thức, nặng về mô tả dài dòng, chưa nêu bật được nguyên nhân tăng, giảm là gì, ở ngành nào và tác động đến mức tăng chung như thế nào. Báo cáo của một số huyện trong một số kỳ chỉ là những báo cáo của các phần nghiệp vụ khác ghép vào nên rất lộn xộn, chưa thể hiện được bản chất của một báo cáo phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện; (ii) Không thống nhất giữa báo cáo phân tích và số liệu: Khi phân tích chỉ nói chung chung, không có số liệu dẫn chứng hoặc phần số liệu có nhưng trong phần phân tích, đánh giá lại không nhắc gì đến lĩnh vực, vấn đề đó; (iii) Chưa bám sát với diễn biến thực tế từng tháng, quý, 6 tháng để phản ánh các vấn đề mới phát sinh, nổi bật hay mang tính mùa vụ nên chưa thu hút được sự quan tâm người dùng tin; (iv) Khi có biến động về người thực hiện (thường Chi cục trưởng sẽ trực tiếp viết báo cáo này), người thay thế sau cứ theo lối mòn, thậm chí sử dụng ngay những báo cáo của người trước để sửa chữa mà không để ý đến biến động thực tế đang diễn ra hoặc những thay đổi trong nội dung, một số nội dung còn không sửa hết của kỳ trước; (v) Kết cấu báo cáo của các huyện không thống nhất, không đúng form, có không ít sai sót về kỹ thuật trình bày văn bản; có không ít báo cáo dựa theo form báo cáo sơ kết hoặc tổng kết (ví dụ Phần 1: Thực trạng Kinh tế - Xã hội; Phần 2: Phương hướng, nhiệm vụ); phần cuối báo cáo hầu hết đều không có đề xuất các giải pháp cho Cấp ủy, chính quyền địa phương.... Những bất cập này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó có những nguyên nhân cơ bản như sau: (i) Chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo cáo này, chưa coi việc tăng cường nâng cao chất lượng báo cáo là trách nhiệm và cũng là thước đo nâng cao trình độ uy tín của mình; (ii) Mặt khác, do hạn chế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: