Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án kết hợp kĩ thuật phòng tranh thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế vào bài Sóng điện từ – Vật lí 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.14 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến "Dạy học dự án kết hợp kĩ thuật phòng tranh thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế vào bài Sóng điện từ – Vật lí 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nâng cao hứng thú, chất lượng dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục; Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo từ đó phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án kết hợp kĩ thuật phòng tranh thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế vào bài Sóng điện từ – Vật lí 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN DẠY HỌC DỰ ÁN KẾT HỢP KĨ THUẬT PHÒNG TRANHTHÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VÀO BÀI“SÓNG ĐIỆN TỪ” – VẬT LÍ 11 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG LĨNH VỰC: VẬT LÍ Năm thực hiện: 2023 - 2024 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI SÁNG KIẾN DẠY HỌC DỰ ÁN KẾT HỢP KĨ THUẬT PHÒNG TRANHTHÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VÀO BÀI“SÓNG ĐIỆN TỪ” – VẬT LÍ 11 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG LĨNH VỰC: VẬT LÍ Người thực hiện: 1. Lê Thị Bảy Chức vụ: Giáo viên SĐT: 0348044221 2. Ngô Thị Thu Thuỷ Chức vụ: Giáo viên SĐT: 0356699217 Đơn vị: Trường THPT Hoàng Mai, TX. Hoàng Mai, Nghệ An Năm thực hiện: 2023- 2024 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắtDHDA Dạy học dự ánGV Giáo viênH.1.2 Hình 1.2HĐTN Hoạt động trải nghiệmHS Học sinhĐTDĐ Điện thoại di độngNL Năng lựcĐGNL Đánh giá năng lựcCT GDPT Chương trình giáo dục phổ thôngPP Phương phápPPDH Phương pháp dạy họcSGK Sách giáo khoaTHPT Trung học phổ thông MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 11. Lí do chọn đề tài 12. Mục đích nghiên cứu 23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24. Phương pháp nghiên cứu 25. Tính mới và đóng góp của đề tài 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 41. Cơ sở lý luận 41.1. Bài “Sóng điện từ”- Vật lí 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống. 41.2. Hoạt động trải nghiệm 41.3. Dạy học dự án 51.4. Sự kết hợp giữa phương pháp dạy học theo dự án và hoạt động 10trải nghiệm1.5. Kĩ thuật phòng tranh 112. Cơ sở thực tiễn và thực trạng vấn đề nghiên cứu 122.1. Thực trạng dạy học môn công nghệ ở trường THPT 122.2. Thực trang học tập của học sinh 163. Giải quyết vấn đề nghiên cứu 213.1. Kế hoạch tổ chức dự án trải nghiệm thực tế chủ đề “Sóng điện 21từ” vật lí 113.2. Ứng dụng kĩ thuật phòng tranh trong xây dựng kiến thức nền dự 24án chủ đề “Sóng điện từ” (Tiết 1)3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế 293.4. Thiết kế bài giảng 363.5. Hình ảnh báo cáo và đánh giá sản phẩm dự án chủ đề “Sóng điện 46từ”3.6. Thiết kế máy soi tiền giả 494. Khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 494.1. Mục đích và nội dung khảo nghiệm 494.2. Phương pháp khảo nghiệm và thang đánh giá 504.3. Kết quả khảo nghiệm 50 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54TÀI LIỆU THAM KHẢO 56PHỤ LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là nhằm hình thành vàphát triển năng lực cho người học chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức,kĩ năng và hình thành thái độ học tập. Trong thời đại hội nhập, việc tạo ra nguồnnhân lực chất lượng là nhiệm vụ quan trọng mà trong đó giáo dục đóng vai tròthen chốt. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là một mục tiêu quan trọngmà đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Là giáo viên giảng dạy môn vật lí trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấyviệc vận dụng kiến thức lý thuyết của học sinh vào giải quyết các tình huống thựctiễn gặp nhiều khó khăn; dẫn đến kiến thức khoa học xa rời thực tiễn đó chính lànguyên nhân các em không hứng thú với môn học. Đặc biệt, trong kì thi đánh giánăng lực của Đại Học Quốc Gia và đánh giá tư duy của Đại Học Bách Khoa HàNội đề thi theo hướng ngày càng gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn. Vật lí làmôn khoa học thực nghiệm, kiến thức chủ yếu được hình thành từ quan sát, môtả, tìm tòi, làm thực nghiệm. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong vấn đề nàythật sự rất đáng báo động. Điều đó chứng tỏ học sinh ít được trải nghiệm, thựchành, khám phá. Vì vậy, việc tổ chức các dự án trải nghiệm trong dạy học vật lílà rất cần thiết. Dạy học dự án thông qua các hoạt động trải nghiệm mang đến cơhội để học sinh mở rộng kiến thức không những trong vật lí mà còn trong các lĩnhvực khác của cuộc sống. Theo định hướng phát triển giáo dục, học sinh phải là trung tâm của quátrình dạy và học, qua đó phát triển năng lực của bản thân. Với sự phát triển mạnhmẽ của công nghệ thông tin, học sinh rất d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: