Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống làng bản cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với môn Giáo dục địa phương

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.57 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giáo dục học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của làng bản; Góp phần giáo dục học sinh nâng cao nhận thức, phát triển năng lực, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của làng bản nơi địa phương các em sinh sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống làng bản cho học sinh trường THPT Con Cuông thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với môn Giáo dục địa phương MỤC LỤCPHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………….. 2 1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………........ 2 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………… 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………….. 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………. 4PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………………………………….. 5 2.1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………... 5 2.2. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………... 15 2.3. Giáo dục ý thức ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống làng bản .. 18 2.4. Thực nghiệm ……………………………………………………….. 21 2.5. Tổ chức thực nghiệm ………………………………………………. 22 2.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ……………………………………... 34 2.7. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ……. 40PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 3.1. Kết luận …………………………………………………………….. 48 3.2. Đề xuất và kiến nghị ……………………………………………….. 49 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, sự hội nhập quốc tế là sựphát triển mạnh như vũ bão của công nghệ thông tin, giới trẻ hiện nay có điều kiệntiếp xúc, giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bên cạnh sự họchỏi, tiếp thu tinh hoa của những nền văn hóa hiện đại thì một bộ phận không nhỏ cácem dần lãng quên những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Vậy làm thế nàođể có thể hòa nhập mà không hòa tan, làm thế nào để giới trẻ có nhận thức đúng đắnvà giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống? Đây là vấn đề bức thiết đặtra cho mỗi nhà trường, mỗi quốc gia, dân tộc. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai đồng bộ từ năm học2022- 2023 đối với cấp THPT. Giáo dục Địa phương trở thành 1 trong 8 môn học,hoạt động giáo dục bắt buộc. Ở cấu trúc của cuốn Tài liệu giáo dục địa phương NghệAn lớp 10, nội dung tìm hiểu về truyền thống làng bản là một trong những nội dunglớn, thuộc chủ đề đầu tiên. Con Cuông là một huyện miền núi cao ở miền tây namNghệ An, nơi tập trung sinh sống của nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trải quahàng nghìn năm phát triển nơi đây đã hình thành và lưu giữ những truyền thống vănhóa tốt đẹp, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa xứ Nghệ. Trong bối cảnh hộinhập quốc tế, việc giáo dục học sinh Trường THPT Con Cuông nhận thức rõ vềtruyền thống làng bản để từ đó góp phần giữ gìn phát huy những truyền thống tốtđẹp của địa phương nơi các em sinh sống mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.Thực tế đến hiện nay, vấn đề này còn là vấn đề khá mới mẻ, chưa có tác giảnào nghiên cứu chi tiết và đưa ra những giải pháp cụ thể ở môn Giáo dục địaphương. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặtmột chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển nănglực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ýcác hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Đổi mới phương pháp dạy họcvới việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là khâu đột phá quan trọng nhằmđáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, đồng thời khơi dậy niềm hứng thú và pháttriển năng lực, phẩm chất toàn diện của học sinh. Nhằm giúp cho học sinh nhìn nhận sâu sắc và có các thái độ, hành vi đúng đắntrước vấn đề giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của làng bản nơi các em đangsinh sống, cũng như việc tìm hiểu tích lũy kiến thức và nâng cao chất lượng dạy họcmôn Giáo dục địa phương trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục nước nhà, chúng tôi 2đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Góp phần giữgìn và phát huy truyền thống làng bản cho học sinh trường THPT Con Cuông thôngqua hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với môn Giáo dục địa phương”. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: