Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 - 1954

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.08 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử nhằm phát huy khả năng suy luận logic của học sinh khi diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử...... Như vậy, khi dựa vào vào sơ đồ học sinh có thể phân tích, giải thích, suy luận các sự kiện lịch sử có quan hệ ràng buộc lẫn nhau một cách chính xác, khoa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 - 1954 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 GIAI ĐOẠN 1930 – 1954 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông có vai trò rất quan trọng nhằmgiúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử Việt Nam vàlịch sử thế giới trên cơ sở đó góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoahọc, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng cácnăng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vìvậy phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, baogồm cả các phương pháp hiện đại và các phương pháp truyền thống, trong đóphương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp cơ bảncủa lí luận dạy học. Bởi lẽ, việc nhận thức lịch sử vừa phải tuân thủ theo quy luậtnhận thức nói chung, nhưng đồng thời còn có nét đặc thù riêng, học sinh không thểtrực tiếp nhận thức các sự kiện lịch sử, vì lịch sử là những gì đã diễn ra và qua đicon người không thể quan sát trực tiếp không thể dựng lại hoàn toàn hay thínghiệm như khoa học tự nhiên. Do đó, dạy học lịch sử trước hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhậnvà xử lý thông tin giữa giáo viên và học sinh qua các phương tiện dạy học. Thôngtin về sự kiện lịch sử càng chính xác, chân thật, phong phú lời nói, hình ảnh cũngnhư các loại đồ dùng trực quan ( hiện vật, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa, máychiếu…) là những phương tiện dạy học, có khả năng chứa hoặc truyền thông tin rấtđa dạng và phong phú. Các phương tiện này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm tínhtrực quan và tạo biểu tượng lịch sử chân thật cho học sinh nhằm góp phần đạt đượcmục tiêu dạy học. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lí do chủ quan và khách quanvẫn còn nhiều giáo viên chưa kết hợp phương pháp này vào dạy học, nếu có chăngcũng chỉ minh họa qua loa, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo tích cực của họcsinh trong việc khai thác tư liệu lịch sử ở các đồ dùng dạy học, điều này ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử. Trên cơ sở thực tiễn đó , tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về việc sửdụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 -1954 ” để chia sẻ với quý thầy cô nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc nângcao chất lượng dạy học bộ môn theo xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI1/ Cơ sở lý luận. 1 Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo biểutượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịchsử của học sinh. Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạyhọc nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơsở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, làphương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất,giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ lâu, hiểusâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vữngchắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồdùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngônngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thíchnhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thếnào? Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rấtlớn. Ngắm nhìn một bức tranh diễn tả một cuộc đấu tranh cách mạng như “Đấutranh trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931”, hay xem một cuốn phimtài liệu “ Chiến thắng Điện Biên Phủ” hoặc “ vài hình ảnh về cuộc đời hoạtđộng của chủ tịch Hồ Chí Minh” … học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòngyêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân laođộng, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh…… Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trựcquan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tậpcho học sinh, nó là chiếc cầu nối giữa hiện thực quá khứ khách quan với đời sốnghiện tại.2/ Cơ sở thực tiễn: Đã nhiều lần chúng ta bàn đến việc sử dụng các phương tiện trực quan trongdạy học lịch sử, coi đó là nguyên tắc trong dạy học, một phương pháp không thểthiếu được trong quá trình giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên sử dụngnhư thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính tích cực hoạt động độclập của học sinh nói riêng trong dạy học lịch sử thì không đơn giản, chưa có sựthống nhất, mỗi người sử dụng một cách. Tình trạng sử dụng các phương tiện dạy học còn mang tính hình thức chưaphát huy được những ưu thế của các đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.Trong bài viết này, tôi không trình bày lại phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan 2trọng dạy học lịch sử nói chung mà chủ yếu đề xuất một số kinh nghiệm sử dụngnhằm phát huy năng lực trí tuệ và tính độc lập sáng tạo của học sinh Trước tiên khẳng định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trực quantrong dạy học lịch sử do nhiều yếu tố quyết định: như chất lượng đồ dùng trựcquan, hiện vật, bản đồ, tranh ảnh lịch sử … Phương pháp sử dụng, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: