Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,010.82 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn hóa học theo định hướng STEM cho học sinh 11 THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT. Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 2 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 2 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 6. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 4 7. Những đóng góp của đề tài .......................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................. 5 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7 Chương 2. Thiết kế một số hoạt động dạy học theo định hướng STEM............ 8 1. Nội dung tiến hành trong dạy học STEM ..................................................... 8 2. Các dự án tham khảo có thể thiết kế bài học STEM trong chương trình hóahọc lớp 11 THPT ............................................................................................... …10 3. Giáo án theo định hướng STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT 10 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................................... 15 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 20 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. 21 PHỤ LỤC..................................................................................................... 22 ĐẶT VẤN ĐỀ “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. 1. Lí do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoahọc tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghềnghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin họcvà Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xuhướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng là công cụ giúp bộ môn Hóa họchoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong đó “bàn tay nặn bột” – giúp hình thành kiến thức.“dạy học dự án” – rèn luyện kĩ năng giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. “nghiên cứukhoa học” – rèn luyện giải quyết một vấn đề mới thì “giáo dục STEM” – tiếp cận thựctiễn qua hoạt động thực hành – vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong các môn họcvà là xu hướng tất yếu trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện đại trên thế giới nói chungvà Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên với “bàn tay nặn bột” – dễ gây nặng nề, quá tải, “dạyhọc dự án” – cần nhiều công sức, thời gian, “nghiên cứu khoa học” – yêu cầu cao vềnăng lực tư duy thì “giáo dục STEM” – đa dạng về mức độ, đối tượng, trình độ. Có rất nhiều yếu tố gây hứng thú cho người học. Đó có thể là sự vững vàng, sâu sắcvề chuyên môn; tính hài hước, lòng nhiệt tình, sự đồng cảm với học sinh ở người thầy; làsự hấp dẫn, tính hữu ích thiết thực của nội dung học tập. Không những phụ thuộc vàonhu cầu, hứng thú; hiệu quả học tập còn phụ thuộc vào mức độ hoạt động của người họctrong phương pháp giảng dạy của người thầy. Người học sẽ học tập thực sự hiệu quả khihọ được hoạt động. Trong quá trình dạy học hiện nay tôi nhận thấy phần lớn giáo viên và học sinh mớichỉ chú trọng các phương pháp giải bài tập nhanh, hiệu quả áp dụng trong các đề thi đạihọc, ít chú trọng trong việc đổi mới về dạy học nhằm hướng tới phát triển các năng lựcmà học sinh cần có trong cuộc sống như: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tìmkiếm và xử lí thông tin đặc biệt năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nhiều họcsinh có thể giải bài toán hóa học trong một thời gian ngắn nhưng không biết giải thíchcác hiện tượng gần gũi cuộc sống. Trong các đề thi đại học hiện nay có lồng ghép các câuáp dụng thực tiễn nhưng mới chỉ dừng lại ở việc học sinh ghi nhớ nên có thể quên rấtnhanh. Mặt khác, sách giáo khoa Hóa học nói chung và Hóa học 11 nói riêng chưa thựcsự quan tâm đúng mức đến vấn đề gắn kết hóa học với thực tiễn – một vấn đề đang cầnđược quan tâm đặc biệt hiện nay. “Vận dụng dạy học STEM trong chương trình hóa học lớp 11 THPT” 2 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng dạy học STEM trong chương trìnhhóa học lớp 11 THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năngvận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo địnhhướng STEM trong thời đại công nghệ 4.0. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và quy trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: