Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt 1

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.26 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến là tìm hiểu, khảo sát để phân loại học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt 1, tìm hiểu nguyên nhân học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt 1, từ đó đưa ra số giải pháp giúp đỡ các em chưa hoàn thành trong môn Tiếng Việt 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINHCHƯA HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 1” Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 1” Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hào Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú ThủyMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH Ở MÔN TIẾNG VIỆT 1 Lệ Thủy, tháng 02 năm 2019 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngànhgiáo dục ở các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Việc đàotạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo, độc lập tiếp thu kiếnthức là vấn đề mà nhiều giáo viên đang trăn trở và nhiều trường học đang quantâm hiện nay. Vì vậy, người giáo viên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiêncứu, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp để chất lượng học sinhhoàn thành, hoàn thành tốt đạt tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh chưa hoànthành ở các lớp đang được giáo viên quan tâm và tìm các giải pháp để khắc phụctình trạng này nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Vì vậy, người giáoviên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi các phương pháp nhằm phát huytính tích cực của học sinh, nâng cao tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và hạ thấp dần tỉlệ học sinh chưa hoàn thành. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi thấy rằng việc giúp đỡcho các học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt là rất quan trọng,cần thiết. Với yêu cầu hiện nay đòi hỏi việc dạy và học chất lượng ngày càng caothì ở lớp 1, phân môn Tiếng Việt đóng vai trò càng quan trọng. Bởi nếu các emkhông nắm được âm, vần dẫn đến không đọc, viết được thì ở các môn khác các emcũng khó tiếp thu được kiến thức, khó thực hành các kĩ năng…. Nhưng giúp đỡcác em như thế nào? Biện pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi mỗi giáoviên không ngừng tìm hiểu. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài:Một số biện phápgiúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt 1. 1.2. Điểm mới của đề tài Trong những năm qua, tôi thấy chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp 1 còn hạnchế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về Tiếng Việt.Số học sinh chưa hoàn thành đó chủ yếu là đọc chậm, viết chậm, tiếp thu chậm.Mà các em không nắm được âm, vần dẫn đến không đọc, viết được thì ở các mônkhác các em cũng khó tiếp thu được kiến thức, khó thực hành các kĩ năng….Chính vì vậy, học sinh chưa hoàn thành cần được giáo viên quan tâm. Đề tài Mộtsố biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt 1 đã chútrọng tìm hiểu, khảo sát để phân loại học sinh chưa hoàn thành trong phân mônTiếng Việt 1, tìm hiểu nguyên nhân học sinh chưa hoàn thành trong phân mônTiếng Việt 1, từ đó đưa ra số giải pháp giúp đỡ các em chưa hoàn thành trong mônTiếng Việt 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là điểm mới của đềtài này. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1 Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tậpcủa con cái thể hiện ở việc tham gia họp phụ huynh đầu năm đầy đủ, đóng gópnhững ý kiến trong việc trao đổi tình hình học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm vớiphụ huynh. Cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang, hiện đại, sạch sẽ, môitrường học tập thân thiện. Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng luôn quantâm đến học sinh, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành. Các em học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và đã nhậnthức được việc học rất quan trọng, có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các emhọc sinh chưa hoàn thành là những học sinh cá biệt chưa chuyên tâm vào việc học,chưa chăm học, không hứng thú với môn học, không tập trung lâu dẫn đến tìnhtrạng các em không nắm được kiến thức. Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng chưa nắmđược cách học của con. Bên cạnh đó, cũng còn một số phụ huynh mải lo làm ăn,buôn bán, phó mặc con cái cho nhà trường, chưa quan tâm đến con cái, chưa tạođiều kiện tốt để con em học tập, vui chơi, chưa quản lý con em mình lúc ở nhà. Một phần nhỏ các em đi học muộn giờ, mang sách vở không đầy đủ, … dẫnđến các em không chú tâm vào việc học. Một phần nhỏ học sinh chưa hoàn thành do thụ động, nhút nhát trong giờhọc, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tậpcủa mình. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc học của học sinh, đặcbiệt là học sinh lớp 1, các em còn quá nhỏ chưa có ý thức tự giác trong việc học. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thíchcái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi hìnhthức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự hamthích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có độnglực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng,kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em từ đó các em học tập có tiến bộ. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắtchước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốtđể giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các emđược thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, chơi cáctrò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có tiến b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: