Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.03 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời được nghiên cứu với mục đích nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao. Mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời Sáng kiến kinh nghiệmMột số kinh nghiệm trong xâydựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời 1 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện: Mục đích của việc khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khiđược biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trongcông việc được giao. Tuy vậy, công tác khen thưởng hàng năm tại đơn vị trường tiểu học2 Trần Văn Thời vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việcxây dựng và việc thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị chưa có hiệu quả. Ý thức được điềuđó, là một hiệu trưởng trường tiểu học, tôi tập trung nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từviệc học hỏi đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu và vận dụng vào thực tiễn, đã thựchiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trườngTiểu học 2 Trần Văn Thời” có hiệu quả khá cao. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài này thực hiện kể từ năm học 2012-2013 trở đi, trong phạm vi Trường tiểu học2 Trần Văn Thời. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị: - Việc xây dựng tiêu chí thi đua ở đơn vị đã thực hiện từ nhiều năm qua nhưng cònthể hiện nhiều bất cập, khó thực hiện. Một số tiêu chí nêu trong đó vừa thừa, vừa thiếu,vừa bất hợp lí, vừa thiếu công bằng giữa các nhóm đối tượng trong đơn vị. Việc ấn địnhđiểm chuẩn cho các tiêu chí còn chưa phù hợp thực tế, có tiêu chí điểm chuẩn cao quá,hoặc thấp quá so giá trị thực của nó. 2 - Nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí thi đua còn chưa rõ ràng, cụ thể, khóthực hiện. Tính phù hợp giữa tiêu chí thi đua trong nhà trường so với các quy định về xétthi đua khen thưởng của ngành còn chưa đảm bảo, nhiều nội dung còn khập khiểng, tênloại chưa phổ thông, chưa khớp với những quy định chung. - Việc triển khai thực hiện tiêu chí thi đua còn chưa thường xuyên, do các cá nhânphụ trách công tác này hay lơ là, bê trễ. Quy trình đánh giá xếp loại theo tiêu chí thi đuacòn nhập nhằng, kém khoa học, khó thực hiện, dẫn tới việc thu thập chứng cứ, tổng hợpsố liệu còn gặp khó khăn, thiếu tính chính xác và chưa minh bạch. Từ những hạn chế nêu trên, nên việc đánh giá, xếp loại và đề nghị khen thưởnghàng năm thường xảy ra những bất đồng trong nội bộ. Mặc dù không nói ra nhưng một sốcán bộ, viên chức thể hiện thái độ chưa hài lòng, còn băn khoăn, tị hiềm và có khi nghikỵ lẫn nhau, thiếu niềm tin vào công tác thi đua khen thưởng của nhà trường. 3.2. Những kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua: 3.2.1. Xây dựng, điều chỉnh và bổ sung Tiêu chí thi đua: - Công khai, liệt kê các tiêu chí thi đua đã kế thừa từ các năm học trước, yêu cầutập thể xem xét, đề nghị cần thêm hoặc bớt hoặc tăng giảm điểm chuẩn, tăng giảm mứcđộ cần đạt,... - Hàng năm, các tiêu chí được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến để bổ sung, điều chỉnhkịp thời, tạo động lực thúc đẩy mọi người phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 3.2.2. Triển khai thực hiện Tiêu chí thi đua có hiệu quả: 3 - Đảm bảo tính chính xác: Các loại mẫu biểu tiêu chí thi đua được điều chỉnh, kiểmtra cẩn thận chính xác từng câu chữ, nội dung chính luận, không được hiểu theo nhiềunghĩa. - Đảm bảo tính công khai: Khi đánh giá các tiêu chí hàng tháng phải được tổ chứccông khai, cá nhân tự đánh giá trước, tập thể tổ chuyên môn nhận xét và chấm điểm từngtiêu chí, cộng điểm chung và xếp loại theo thang điểm hướng dẫn chung. - Đảm bảo tính công bằng: Tất cả các viên chức trong đơn vị đều được đánh giá,xếp loại hàng kì như nhau. Kết quả xếp loại được tính làm cơ sở để xếp loại viên chứccuối năm học và làm cơ sở để xét đề nghị khen thưởng, công nhận các danh hiệu cao hơn. - Đảm bảo tính kịp thời: Qui định thời gian đánh giá theo tiêu chí thi đua là mỗitháng 1 lần, thời điểm cuối tháng chuyên môn, được tổng hợp và trình kết quả lên Hiệutrưởng trước 1 ngày để công khai vào ngày họp Hội đồng sư phạm cuối tháng. - Đảm bảo tính tổ chức: Mỗi tháng tổ chức họp xét, chấm điểm theo tiêu chí thiđua 1 lần. Cuộc họp ở các tổ do Tổ trưởng chủ trì; tổng hợp chung toàn trường do lãnhđạo trường và Chủ tịch Công đoàn họp xét, do Hiệu trưởng chủ trì. - Đảm bảo tính nguyên tắc: Các phiếu chấm điểm của cá nhân và mẫu tổng hợp kếtquả thi đua hàng tháng phải ghi rõ ràng, không được tẩy xóa, đủ chữ kí các thành phầntheo mẫu. - Đảm bảo tính thực tiễn: Trong quá trình thực hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: