Danh mục

Sáu câu hỏi từ triết lý giáo dục của John Dewey cho 'dạy học ngữ văn trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông' ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 536.69 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết giới thiệu tổng quát về John Dewey và triết học của ông. Vận dụng triết lý giáo dục của tác giả này, bài viết nêu lên sáu câu hỏi về vấn đề dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáu câu hỏi từ triết lý giáo dục của John Dewey cho “dạy học ngữ văn trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông” ở Việt Nam hiện nay SÁU CÂU HỎI TỪ TRIẾT LÝ GIÁO Khoa Ngữ văn, Trường DỤC CỦA JOHN Đại học Sư phạm Hà Nội DEWEY CHO “DẠY HỌC NGỮ Điện thoại: 0914 991 VĂN TRONG BỐI 687 CẢNH ĐỔI MỚI Email: TOÀN DIỆN GIÁO du_tu_ai@yahoo.co.uk DỤC PHỔ THÔNG” Ở VIỆT TS. NGUYỄN ÁI HỌC NAM HIỆN NAY TÓM TẮT Bài viết giới thiệu tổng quát về John Dewey và triết học của ông. Vận dụng triết lý giáo dục của tác giả này, chúng tôi nêu lên sáu câu hỏi về vấn đề dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: John Dewey, triết lí, giáo dục, câu hỏi. ABSTRACT Six Question about “Teaching Philology in the Context of Comprehensive renovation of Compulsory Education” in Vietnam – Based on the Theory of John Dewey Providing a general introduction of John Dewy‟s theory, the article deals with six questions about teaching philology in the context of the fundamental and comprehensive renovation of education in Vietnam. Key words: John Dewey, theory, education, question 1. John Dewey là ai? John Dewey là nhà triết học lớn nhất nước Mỹ nửa đầu thế kỉ XX, ông đồng thời là nhà giáo dục vĩ đại, đóng góp lớn lao vào công cuộc cải cách giáo dục của nhân loại. Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey đã bao trùm đời sống trí thức Mỹ, ảnh hưởng to lớn làm thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế kỷ XX. Ông đã trở thành thần tượng của những tri thức Hoa Kỳ lỗi lạc. Ông sinh ngày 20/10/1859 và mất ngày 01/06/1952 (thọ 93 tuổi). 71 John Dewey đã dành trọn cuộc đời dài gần một thế kỷ của mình cho sự nghiệp xây dựng một nền giáo dục dân chủ, vì sự tiến bộ của người học, vì lợi ích to lớn của con người, vì sự phát huy tận độ tài năng, trí tuệ, đạo đức nơi mỗi cá nhân con người, nhằm xây dựng cộng đồng xã hội thực sự tốt đẹp. Tuy nhiên, triết lý giáo dục của Dewey, tư tưởng dân chủ giáo dục của ông không phải được ủng hộ hoàn toàn trên đất Mỹ, các trường phái đối lập vẫn chỉ trích ông. Mặc dầu vậy, những thành quả lao động của Dewey vẫn luôn là một di sản vô giá, đặc biệt với những người muốn xây dựng trường học theo ý tưởng của Dewey. Có thể nói, di sản giáo dục của John Dewey chưa được xem là một phương pháp mang tính phổ cập cho giáo dục nhân loại, nhưng triết lý, tư tưởng, quan điểm của Dewey đi vào thực tiễn trong gần một thế kỷ qua, và điều đáng nói là nó vẫn là những quan điểm đầy “khiêu khích” đối với “triết lý” và “thực tiễn” giáo dục của loài người. Đối với giáo dục của Việt Nam hôm nay, nội dung triết lý giáo dục của John Dewey vẫn là những giá trị đầy tính thời sự, nó càng đặc biệt có ý nghĩa khi Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục ở Việt Nam đang xây dựng và phát triển đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 2. Triết học và triết lý giáo dục của John Dewey 2.1. Triết học John Dewey Được đào tạo khá bài bản về triết học ở trường Đại học John Hopkins – một trường đi tiên phong trong giáo dục sau đại học theo mô hình Đức tại Mỹ (Lưu ý sinh viên, học viên tìm hiểu thêm về mô hình Đại học HumBoldt và sự ảnh hưởng của nó trên khắp thế giới, đặc biệt là sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành và phát triển của các Đại học ở Mỹ…) với những người thầy triết học ảnh hưởng tư tưởng trường phái Hegel, với luận văn tốt nghiệp tiến sĩ mang đề tài: Tâm lý học của Kant, John Dewey ban đầu đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lý tưởng tuyệt đối của phái Hegel, nhưng sự biến chuyển đổi thay, do nhiều tác động của bối cảnh khoa học thời đại ông tại Mỹ, John Dewey đã đến với tư tưởng triết học thực dụng. Từ đây, người ta đã biết đến John Dewey là nhà triết học thực dụng (hay là công cụ luận, thuyết công cụ…) có ảnh hưởng lớn nhất, người đưa tư tưởng thực dụng một cách có phương pháp vào sinh hoạt hàng ngày của tổ chức đời sống xã hội ở Mỹ, đặc biệt là việc triển khai tư tưởng thực dụng trong giáo dục Mỹ thế kỷ XX. 2.1.1. Quan niệm của John Dewey về triết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: